Gia Lai tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 13 năm 2017 (ITE HCMC 2017)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 7-9 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn-SECC đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Du lịch Quốc tế TP. HCM lần thứ 13 năm 2017 (ITE HCMC 2017) với chủ đề "Cửa ngõ du lịch Châu Á" diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9-9 với nhiều hoạt động tương tác dành cho người mua, khách thương mại và báo chí quốc tế.

Sự kiện là cơ hội để các địa phương, các hãng lữ hành trong và ngoài nước, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cập nhật thông tin về dịch vụ và sản phẩm du lịch, nắm bắt xu hướng du lịch. Xuyên suốt thời gian diễn ra sự kiện, sẽ có các chương trình hoạt động bên lề như hội thảo thu hút khách du lịch; chương trình bốc thăm trúng thưởng, khuyến mãi tour giá rẻ của các công ty du lịch, hãng hàng không trong nước và quốc tế dành cho khách tham quan, mua tour...

 

Đoàn nghệ nhân Gia Lai trình diễn tại hội chợ. Ảnh: Võ Thanh Thảo
Đoàn nghệ nhân Gia Lai trình diễn tại hội chợ. Ảnh: Võ Thanh Thảo

ITE HCMC 2017 thu hút sự quan tâm đăng ký tham dự của hơn 700 doanh nghiệp lữ hành quốc tế đến từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với 300 gian hàng, thu hút khoảng 35.000 lượt khách tham quan, là sự kiện du lịch quan trọng của quốc gia và hướng tới là hội chợ du lịch quốc tế mang tầm khu vực, đóng góp có trách nhiệm vào việc quảng bá, xúc tiến và thu hút khách du lịch đến Việt Nam, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Ngoài ra còn có sự tham gia của các đoàn du lịch các quốc gia Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Ý …

 

 Gia Lai - Đak Lak - Kon Tum đạt giải thưởng gian hàng ấn tượng. Ảnh: Võ Thanh Thảo
Gia Lai - Đak Lak - Kon Tum đạt giải thưởng gian hàng ấn tượng. Ảnh: Võ Thanh Thảo

Gia Lai tham gia hội chợ lần này với một gian hàng chung cùng Đăk Lăk và Kon Tum với chủ đề “Đăk Lăk - Gia Lai - Kon Tum, Viet Nam Central Highlands of Vast Jungles” với tiêu chí mang hình ảnh đất nước, con người vùng Tây Nguyên đại ngàn đến với khách du lịch. Một số sản phẩm, ấn phẩm du lịch được trưng bày quảng bá như: bản đồ du lịch, thông tin điểm đến, ẩm thực bản địa đặc trưng cùng các đơn vị lữ hành như Công ty Du lịch Niềm Vui Việt cùng tham gia giới thiệu và bán tour với nhiều điểm đến mới, hấp dẫn thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra còn có một đoàn nghệ nhân mang bản sắc văn hóa cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc truyền thống trình diễn đàn tơ rưng, đàn goong... biểu diễn phục vụ thưởng lãm của du khách trong suốt thời gian diễn ra hội chợ. Cùng trong gian hàng chung là sự quảng bá các sản phẩm đặc trưng Tây Nguyên  như: cà phê, rượu sim, trà, tiêu,...

Võ Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm