Gia Lai tăng cường truyền thông phòng-chống HIV/AIDS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tháng Hành động quốc gia phòng-chống HIV/AIDS năm 2020 diễn ra từ ngày 10-11 đến 10-12 với chủ đề “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”. Tại Gia Lai, Tháng Hành động diễn ra với nhiều hoạt động thiết thực. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
*P.V: Công tác quản lý, điều trị HIV/AIDS hiện nay trên địa bàn tỉnh đang triển khai như thế nào, thưa ông?
- Ông Bá Tường Đăng Phong: Đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 1.179 trường hợp nhiễm HIV; trong đó, 414 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS. Trong năm 2020, ghi nhận 10 trường hợp tử vong, nâng tổng số tử vong do AIDS lên 277 trường hợp.
Trong công tác quản lý và điều trị HIV/AIDS, Gia Lai đang triển khai 1 phòng khám ngoại trú dành cho người lớn và trẻ em nhiễm HIV tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và 1 điểm cấp phát thuốc cho phạm nhân tại Trại giam Gia Trung. Dự kiến trong năm 2021, sẽ triển khai thêm 2 phòng khám ngoại trú dành cho người nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê và huyện Phú Thiện để tạo điều kiện cho người bệnh ở khu vực này được tiếp cận điều trị thuận lợi hơn.
Đến thời điểm hiện tại, phòng khám ngoại trú thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã điều trị ARV (thuốc kháng vi rút HIV) cho 329 bệnh nhân (311 người lớn và 18 trẻ em); đồng thời cấp thuốc ARV cho 33 phạm nhân tại Trại giam Gia Trung. Năm 2020, công tác điều trị ARV bắt đầu đưa vào thanh toán qua nguồn bảo hiểm y tế (BHYT), tất cả bệnh nhân điều trị ARV phải có thẻ BHYT. Từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ, đã mua và cấp thẻ BHYT miễn phí giúp bệnh nhân HIV/AIDS được hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV từ nguồn BHYT theo đúng quy định.
*P.V: Theo ông, công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đang gặp khó khăn gì?
- Ông Bá Tường Đăng Phong: Toàn tỉnh chỉ có 1 cơ sở điều trị ARV tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và 1 điểm cấp thuốc ARV cho phạm nhân tại Trại giam Gia Trung. Nhiều bệnh nhân là người nghèo nên khó tiếp cận với việc điều trị. Một số người nhiễm HIV/AIDS làm việc, lao động ở nhiều ngành nghề khác nhau dẫn đến việc tuân thủ điều trị, tuân thủ lịch tái khám không đúng quy định dẫn đến thất bại trong điều trị…
Tình trạng kỳ thị đối với bệnh nhân HIV/AIDS hiện nay có giảm. Tuy nhiên, sự thiếu quan tâm với người nhiễm HIV/AIDS ngay trong mỗi gia đình vẫn là rào cản khiến người nhiễm HIV không tìm đến các dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện hoặc từ chối làm xét nghiệm HIV, hoặc nếu đồng ý xét nghiệm cũng không quay lại lấy kết quả gây khó khăn cho việc theo dõi và điều trị người nhiễm HIV.
Tư vấn HIV/AIDS cho người dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Tư vấn HIV/AIDS cho người dân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
* P.V: Vậy, ngành Y tế sẽ triển khai những giải pháp nào để công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, thưa ông? 
- Ông Bá Tường Đăng Phong: Năm 2020, tỉnh ta triển khai đa dạng các hoạt động phòng-chống HIV/AIDS phù hợp với nguồn lực sẵn có của địa phương và tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Ngành Y tế phối hợp với các ban, ngành, các cấp tập trung các hoạt động phòng-chống chủ yếu vào “Tháng Cao điểm chiến dịch dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con” và đặc biệt là “Tháng Hành động quốc gia phòng-chống HIV/AIDS” năm 2020 và Ngày Thế giới phòng-chống HIV/AIDS (1-12). Tăng cường triển khai các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng truyền thông trực tiếp như: truyền thông với cá nhân, truyền thông nhóm, thăm gia đình người nhiễm HIV hoặc người có hành vi nguy cơ cao; tư vấn tại các cơ sở y tế; tổ chức sinh hoạt của các câu lạc bộ phòng-chống HIV/AIDS, các nhóm tự lực…
Công tác truyền thông tập trung tuyên truyền về lợi ích của dự phòng sớm lây nhiễm HIV; lợi ích của tư vấn xét nghiệm sớm HIV, nhất là xét nghiệm HIV tại cộng đồng; lợi ích của điều trị bằng thuốc ARV; lợi ích tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; quảng bá các dịch vụ điều trị ARV tại địa phương...
Bên cạnh đó, tuyên truyền về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS, sự cần thiết, quyền lợi, mức đóng, mức hưởng và thủ tục tham gia cũng như cách sử dụng BHYT khi khám-chữa bệnh BHYT; quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV, những điều khoản liên quan đến quyền tiếp cận điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV/AIDS; tuyên truyền người dân không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
*P.V: Xin cảm ơn ông!
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.