Độc lạ 'bánh mì treo' ở Phú Yên với mong muốn không còn ai bị đói

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nghe khách nói: "Cho 1 ổ bánh mì treo", chị Đặng Thuỵ Nhật Hân (29 tuổi, sống tại H.Phú Hoà, tỉnh Phú Yên) đưa tận tay khách một ổ bánh mì đầy ắp thịt và tuyệt nhiên không lấy tiền.

Từ ngày 17.5 cho đến nay, chủ tiệm tại 425 Nguyễn Huệ, P.7, TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đã phát rất nhiều "ổ bánh mì treo" cho các bệnh nhân ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên, người bán vé số…

Bảng thông báo: Còn 11 "bánh mì treo" đầy yêu thương. Ảnh: NVCC

Bảng thông báo: Còn 11 "bánh mì treo" đầy yêu thương. Ảnh: NVCC

Chị Nhật Hân (chủ tiệm), cho biết ý tưởng "bánh mì treo" xuất phát từ việc thấy các quán "cơm treo" tại TP.HCM hoạt động. Cơm treo chính là khách hàng đến ăn cơm, trả tiền cho một suất cơm rồi 'treo' tại quán. Phần cơm ấy sẽ được tặng cho người vô gia cư, cụ già neo đơn, trẻ em cơ nhỡ…

Khi xem được thông tin này, chị rất tâm đắc và mong rằng "cơm treo" sẽ được nhiều người biết đến hơn tại Việt Nam, để có thật nhiều nhà hảo tâm giấu tên lan tỏa tình yêu thương cho các mảnh đời khó khăn. Từ đó, chị thôi thúc mong muốn làm được điều gì đó tương tự. Thế là, "bánh mì treo" xuất hiện.

Mỗi ngày, chị Hân sẽ dành hơn 10 phần "bánh mì treo" tặng cho người khó khăn. Để lấy được ổ bánh mì hoàn toàn miễn phí này, bạn chỉ cần đọc "mật khẩu": "Cho 1 ổ bánh mì treo". Nếu ghé qua mà chủ tiệm chưa làm kịp thì hy vọng mọi người hoan hỉ chờ thêm vài phút.

Chị Đặng Thuỵ Nhật Hân (bên trái), chủ tiệm giúp khách trao tận tay bánh mì cho người khó khăn. Ảnh: NVCC


Chị Đặng Thuỵ Nhật Hân (bên trái), chủ tiệm giúp khách trao tận tay bánh mì cho người khó khăn. Ảnh: NVCC

Chị Hân cho biết đối với người dân Phú Yên, mô hình "cơm treo" hay "bánh mì treo" còn rất mới. Vì vậy, chị rất mong muốn mô hình này được nhân rộng. Ban đầu, bánh mì đa số được chủ tiệm tự bỏ tiền. Những ngày đầu chỉ có 1 người đến lấy bánh mì. Có hôm "bánh mì treo" bị ế cả ngày vì không có ai đến lấy. Thấy vậy, chị Hân vẫn bảo nhân viên làm sẵn 10 phần. Số bánh mì còn dư, chị và các bạn chạy xe đi phát dọc đường hoặc ở bệnh viện. Vừa đi, chị vừa bảo: "Tiệm của con ở đường Nguyễn Huệ. Nếu cô chú thiếu thì tới con tặng, còn mua thì con bán".

"Nghe vậy, nhiều cô chú cười. Chắc họ tưởng mình nói giỡn. Nhưng mình thấy sau vài hôm phát dọc đường như thế, khách tới tiệm nhận bánh mì ngày một nhiều hơn", chị nhớ lại.

Sau khi đăng tải thông tin về "bánh mì treo" trên mạng xã hội, Hân rất bất ngờ khi nhiều khách ngỏ lời muốn góp sức, ủng hộ. "Một số khách đến mua 1 ổ nhưng treo thêm 2, 3 ổ. Những ổ bánh mì đầy yêu thương ấy sẽ được nhân viên ghi sổ tỉ mỉ. Tuy nhiên, cũng có khách tới tiệm treo 1, 2 ổ nhưng nhân viên chưa kịp hỏi tên thì họ đã vội đi. Chúng tôi chỉ kịp ghi biển số xe", chị nói.

Những hôm không có khách "treo bánh mì", chủ tiệm cũng tự treo để người khó khăn không bị đói trong bữa ăn hôm đó.

Niềm vui của hai mẹ con khi nhận "bánh mì treo". Ảnh: NVCC

Niềm vui của hai mẹ con khi nhận "bánh mì treo". Ảnh: NVCC

Mặc dù vậy, cũng có không ít ý kiến cho rằng nghe đến "bánh mì treo" thì những cô chú lớn tuổi sẽ không hiểu. Nhiều khách góp ý tiệm nên đổi tên thành "Bánh mì 0 đồng".

"Sau nhiều suy nghĩ, tôi vẫn quyết định giữ cái tên "bánh mì treo". Chúng tôi nhờ mọi người nếu gặp cô chú nào khó khăn thì chỉ đến tiệm bánh mì hoặc truyền tai nhau có chỗ độc lạ như vậy để bà con biết về khái niệm này. Bên cạnh 10 phần bánh mì mỗi ngày sẵn sàng tặng khách, để ai khi tới tiệm cũng có bánh ăn, chúng tôi còn thoải mái làm thêm hoàn toàn miễn phí nếu hôm đó số lượng người nhận tăng đột biến", chị nói.

Nhật Hân cho biết chị cảm thấy rất vui khi tiệm bánh mì của mình xuất hiện đầu tiên tại TP.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên với mô hình yêu thương này. Chị hy vọng "cơm treo" hay "bánh mì treo" sẽ được mọi người biết nhiều hơn như câu: "Lá lành đùm lá rách".

"Cuộc sống vẫn còn nhiều mảnh đời khó khăn, bất hạnh lắm! Nếu có điều kiện, chúng ta hãy giúp đỡ nhau nhiều hơn", chủ tiệm chia sẻ.

Chị Hân cũng cho biết: "Hiện tại, người nhận vẫn chưa quá nhiều nên tiệm bánh mì không kêu gọi ủng hộ tiền. Tuy nhiên, vẫn có bạn bè, anh chị em thân thiết với mình tự nguyện đóng góp nhưng lại không muốn đưa tên. Ai cũng mong muốn mô hình bánh mì ấm áp tình người này sẽ có thật nhiều tiệm làm theo để không còn cái bụng nào bị đói nữa".

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.