Di tích, danh thắng Mo So-hòn Phụ Tử hồi sinh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau 6 năm trùng tu, tôn tạo, đầu tư xây mới nhiều hạng mục, quần thể di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh chùa Hang Mo So - hòn Phụ Tử của tỉnh Kiên Giang sắp hồi sinh.

Cung đường 20km từ Ba Hòn (thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) tới chùa Hang từng là một trong những cung đường đẹp ở Kiên Giang.

Trên cung đường này có một loạt núi đá vôi với hệ thống hang động như: Mo So, Cá Sấu, hang Tiền, Khoe Lá, Bà Tài, Chùa Hang… Trong đó, núi Mo So vốn là căn cứ kháng chiến của tỉnh Kiên Giang cả 2 thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Trong lòng núi có các hang động với tên gọi đặc trưng vùng căn cứ cách mạng như: hang Hội Trường, hang Quân Y… Năm 1995, núi Mo So được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Thế nhưng, từ khi các đơn vị phát hiện ra tiềm năng khai thác đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng, thì cũng là lúc quần thể cảnh quan Ba Hòn - chùa Hang bị xâm phạm nghiêm trọng. Núi Mo So bị tác động, khai thác đá vôi, cả một vùng cảnh quan thiên nhiên trù phú bị cày xới không thương tiếc.

Trên địa bàn huyện Kiên Lương có khoảng 10 ngọn núi được khai thác đá vôi với khoảng 180 triệu tấn/năm và khai thác đá khoảng 70 triệu tấn/năm. Nguồn nguyên liệu không thể tái tạo này nuôi sống 5 nhà máy xi măng, với công suất hơn 4 triệu tấn/năm. Núi bị khai phá, kéo theo đó là hệ sinh thái tự nhiên biến đổi khó hồi phục…

Từ năm 2015, dự án trùng tu, tôn tạo, nâng cấp quần thể di tích - danh thắng Mo So - hòn Phụ Tử đã được tỉnh Kiên Giang triển khai. Tuy nhiên, do nguồn lực tài chính hạn hẹp, việc đầu tư bị kéo dài nhiều năm. Phải tới đầu năm 2022, khi dịch Covid-19 được đẩy lùi, hoạt động du lịch của huyện Kiên Lương mới dần khởi sắc trở lại.

Ông Hồ Văn Lực, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Kiên Lương, cho biết, cung đường từ Mo So tới hòn Phụ Tử đã được thảm bê tông nhựa. Tại khu vực chùa Hang - hòn Phụ Tử đã đầu tư xây dựng đường vòng quanh phía ngoài, xây dựng cầu tàu cho du thuyền đưa khách ra tham quan quần đảo Bà Lụa. Núi Mo So sau nhiều lần hội thảo cùng những ý kiến đóng góp… đã giữ lại được một nửa chứ không để khai thác hết.

 

 


Ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, cho hay, sắp tới, ngành du lịch tỉnh và huyện Kiên Lương sẽ tiếp tục hoàn thiện hạ tầng tại khu chùa Hang; kết nối quần đảo Bà Lụa với 53 hòn đảo lớn nhỏ, rồi đi Hà Tiên, ra Phú Quốc; vận động, di dời trên 70 hộ tiểu thương đang buôn bán xung quanh chùa Hang ra khu kinh doanh 2ha ngay bên cạnh… để tạo điều kiện, thu hút du khách đến với di tích, danh thắng Mo So - hòn Phụ Tử.

Theo QUỐC BÌNH (SGPPO)

Có thể bạn quan tâm

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.