Chuyện về “thợ in” số báo “Sáng” đầu tiên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong chuyến đi sưu tầm tư liệu để viết lịch sử “Báo chí cách mạng Gia Lai” cuối năm 2012, những địa chỉ mà chúng tôi đã tìm đến là những vị tiền bối sáng lập Báo Gia Lai, như gia đình ông Phan Thêm-nguyên Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai đầu tiên-đồng thời là Chủ nhiệm và Phan Bá (tức Võ Đông Giang) là Chủ bút tờ báo “Sáng” năm 1947, cả hai ông đều đã mất.

Trong lúc đang “bơ vơ” thì rất may anh Nguyễn Văn Chiến-Phó Giám đốc Sở Giáo dục-Đào tạo cho biết chú anh là người tham gia in số báo đầu tiên, hiện vẫn còn sống. Vậy là, chúng tôi đã gặp được ông Nguyễn Thái Thưởng ở thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế- là người trực tiếp in số báo đầu tiên của tờ báo “Sáng” ra ngày 16-3-1947- tiền thân của Báo Gia Lai ngày nay.

Trong căn nhà nhỏ nhưng trên vách tường treo đầy những huân-huy chương, bằng khen, ông bà Nguyễn Thái Thưởng thân thiết tiếp chúng tôi, dù đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp mặt... Ông Thưởng năm nay đã ngoài tuổi 80, nhưng sức khỏe vẫn còn tốt và tinh anh. Còn bà, quê gốc Thanh Hóa gặp và làm bạn với ông cũng đã gần 50 năm... Ông nhớ lại thời trai trẻ với đầy nhiệt huyết, quê gốc Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, tham gia cách mạng, hoạt động ở nhiều địa bàn.

 

Chụp ảnh kỷ niệm với ông bà Nguyễn Thái Thưởng. Ảnh: Q.N
Chụp ảnh kỷ niệm với ông bà Nguyễn Thái Thưởng. Ảnh: Q.N

Năm 1947, theo sự phân công của Khu ủy Khu 5, ông được điều lên tăng cường cho chiến trường Gia Lai. Đến Gia Lai, ông được bổ sung về Văn phòng Tỉnh ủy. Những năm tháng đầy gian khổ ấy, ông có cơ duyên làm báo. Ông nhớ lại: Khi ấy Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai (Đảng bộ Tây Sơn) là Phan Thêm đã cùng với các đồng chí trong Tỉnh ủy quyết định ra một tờ báo để đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Một hôm, đồng chí Phan Bá gọi ông và một người nữa tên là Nguyễn Hữu Hà đến và giao nhiệm vụ tổ chức in báo. Với ông đây là một việc vô cùng mới mẻ.

Các ông được chọn làm “thợ in” không chỉ vì viết được chữ ngược và đẹp, mà các ông là những đảng viên có bản lĩnh và dạn dày kinh nghiệm trong đấu tranh, cũng như công tác tuyên truyền. “Một hôm, anh Phan Bá mang ở đâu về một tảng đá, mọi người bảo đó là đá cẩm thạch, được đưa từ núi Non Nước ở Đà Nẵng về, cùng với bút, mực giao cho chúng tôi. Anh Phan Bá hướng dẫn cách làm và viết chữ ngược trên bản đá.

Khi ấy, mực là loại được sản xuất ở Liên Xô hoặc Pháp, còn bút cũng của nước ngoài, mà ngòi bút rất nhỏ”-ông Thưởng nói và kể tiếp: “Bài viết cho số báo đầu tiên là do anh Phan Thêm và anh Phan Bá viết, rồi chuyển xuống cho chúng tôi để viết và in, giấy là loại khổ như A4 gập đôi lại, nhưng chất lượng thì kém lắm. Số báo đầu tiên, ngoài tin trong tỉnh thì bài viết của anh Phan Thêm và Phan Bá là nói về chủ nghĩa Mác-Lê nin, mà nội dung là tuyên truyền chống chủ nghĩa xét lại của Ti Tô (một lãnh tụ của cách mạng Liên bang Nam Tư ngày đó-N.V)”.

Tôi hỏi ông Thưởng về quy trình làm báo khi ấy, ông cười thật tươi và kể: “Có một loại mực chuyên dùng, bút thì ngòi thật nhỏ, đá phải mài thật nhẵn và thật phẳng. Khi viết chữ (bản chữ ngược) bằng mực chuyên dùng (Poc-po-ne), viết xong để khô, không được để bụi bẩn, dù chỉ là một giọt mồ hôi dính vào, thì báo cũng có vết hoặc nhòe. Để làm sạch bản in thì phải lấy nước chanh để tẩy rửa. Tiếp đó, pha nước đường loãng thoa đều lên bề mặt, rồi dùng bột một loại đá có tên là “hoạt thạch” rắc lên để chữ nổi, tiếp nữa là thoa mực in (tipô) và đặt giấy in ra báo.

Mỗi lần in được khoảng 100 tờ và giao cho bộ phận phát hành còn lại là in truyền đơn. Cam go nhất với chúng tôi lúc đó là khi chiến trường ác liệt, không mua được mực chuyên dùng viết lên đá, từ “cái khó, ló cái khôn”, sự sáng tạo của những người làm báo lúc ấy thật đáng khâm phục. Chúng tôi đã sáng tạo ra một thứ mực rất... made in Việt Nam: lấy mỡ bò trộn với nhựa thông nấu lên thành mực, chất lượng có kém một chút, nét to, nhòe một chút... nhưng nhờ thế mà báo và truyền đơn vẫn được in đều đều theo nẻo đường kháng chiến”.

Ông Thưởng kể cho chúng tôi bằng giọng vui vui, nhưng mắt ông lại nhìn rất xa xăm. Tôi hiểu, trong lúc này đây, trong ông đang hiện về những kỷ niệm của ngày ra số báo đầu tiên ấy, cái ngày mà chiến trường Gia Lai ác liệt và gian khó, về đồng đội, đồng chí từng sát cánh bên nhau đánh giặc. Bỗng nhiên, câu chuyện của ông và chúng tôi rộng hơn, nói về nhiều khía cạnh hơn khi ông nói về chiến trường Gia Lai, về chủ trương của Tỉnh ủy lúc bấy giờ...

Ông đổi cách xưng hô:-Các bạn có biết không, khi quân Pháp chiếm lại Gia Lai và Kon Tum, chúng ráo riết đàn áp cách mạng, đồng thời mua chuộc dụ dỗ, lập chính quyền tay sai. Ở cấp tỉnh, trong những năm đầu, chúng chỉ đặt “đại lý hành chính” về sau nâng lên tòa công sứ. Ở cấp huyện, tổng làng, chúng tái lập hệ thống chính quyền như trước Cách mạng Tháng Tám.

Để chống lại thủ đoạn thâm độc của bọn thực dân Pháp, chủ trương Tỉnh ủy lúc này là phải cấp thiết phát động quần chúng chống chính quyền địch trong vùng bị chiếm đóng. Muốn thế thì phải tuyên truyền bằng nhiều hình thức kết hợp, phải có tờ báo để không chỉ giáo dục nâng cao nhận thức trong Đảng bộ, mà đó còn là tài liệu để cán bộ cách mạng tuyên truyền về chủ trương của Đảng ta cho nhân dân và trong công tác binh vận. Khi chuyện trò và chia sẻ cùng ông Thưởng về những kỷ niệm và bối cảnh ra đời của báo “Sáng” tháng 3-1947, tôi chợt nhớ về đoạn hồi ký của ông Phan Thêm: “Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tôi bàn với đồng chí Phan Bá ra tờ báo Sáng, là tờ báo của Đảng bộ và tờ Thông tin (Gia Lai-N.V) là tờ báo của Việt Minh. Do đồng chí Phan Bá làm Chủ bút và tôi là Chủ nhiệm. Tờ báo Sáng ra đời, ngày 16-3-1947”.

Thốt nhiên, cũng trong không gian ấm cúng của căn nhà nhỏ (như căn hộ nhỏ ở chung cư ở Hà Nội của ông Phan Thêm và ông Phan Bá) cũng có nhiều huân chương ấy, tôi đắm nhìn ông, vị tiền bối của Báo Gia Lai, và cảm phục ông và những thế hệ làm báo trong chiến tranh như ông dũng cảm, tài hoa mà thật khiêm nhường-khiêm nhường cho đến khi cuối đời. Rồi nghĩ về Báo Gia Lai, một tờ báo đã được nhiều thế hệ tâm huyết xây dựng nên truyền thống 66 năm qua, đã góp phần không nhỏ cùng Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh, qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Trong đó, tên tuổi và sự nghiệp của những người sáng lập ra tờ báo “Sáng” như Phan Thêm, Phan Bá-Chủ nhiệm và Tổng Biên tập đầu tiên, những “thợ in” miệt mài từng con chữ như ông Nguyễn Thái Thưởng và đội ngũ những người làm báo khác “luôn sáng mãi như tờ báo Sáng”.

Quốc Ninh

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, chúc mừng Báo Gia Lai

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang thăm, chúc mừng Báo Gia Lai

(GLO)- Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, chiều 20-6, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến thăm, chúc mừng Báo Gia Lai. Cùng đi có đồng chí Ayun H'Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và lãnh đạo một số ban, ngành của tỉnh.
Báo Gia Lai gặp mặt bạn đọc và cộng tác viên khu vực phía Đông năm 2017

Báo Gia Lai gặp mặt bạn đọc và cộng tác viên khu vực phía Đông năm 2017

(GLO)- Chiều 14-6, tại thị xã An Khê, Báo Gia Lai đã tổ chức gặp mặt bạn đọc và cộng tác viên khu vực phía Đông nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 – 21-6-2017). Ông Huỳnh Kiên-Tổng Biên tập Báo Gia Lai và bà Nguyễn Thị Thanh Lịch-Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã An Khê đồng chủ trì buổi gặp mặt.
Tác nghiệp ở vùng sâu

Tác nghiệp ở vùng sâu

(GLO)- Để mang đến cho độc giả những bài viết chân thực, đậm hơi thở cuộc sống, chuyện đi sâu đi sát cơ sở là điều không thể thiếu đối với người làm báo. Riêng tôi, những chuyến công tác về làng hay đến vùng xa bao giờ cũng đầy ắp sự háo hức và thú vị.
Dấu ấn của tuổi trẻ Báo Gia Lai

Dấu ấn của tuổi trẻ Báo Gia Lai

(GLO)- Với đặc thù là cơ quan báo Đảng địa phương, không chỉ nêu cao tinh thần, đạo đức của người làm báo, vai trò của tuổi trẻ Báo Gia Lai còn được thể hiện trong nhiều phong trào, phần việc thanh niên.
Những người sáng lập Báo Gia Lai

Những người sáng lập Báo Gia Lai

(GLO)- Báo Gia Lai đã tròn 70 năm thành lập (16/3/1947- 16/3/2017). Tuy nhiên, đến nay, chúng tôi mới có những cứ liệu lịch sử tin cậy để có thể khẳng định Báo Gia Lai (tiền thân là tờ báo Sáng, thành lập ngày 16-3-1947) là do 2 ông Phan Thêm-Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên (1945-1948) và Phan Bá-Tỉnh ủy viên (đến tháng 7-1948 thay Phan Thêm làm Bí thư Tỉnh ủy) Tỉnh ủy Gia Lai đồng sáng lập.
Kỷ niệm không thể nào quên

Kỷ niệm không thể nào quên

(GLO)- Trong cuộc đời của mình, tôi đã có rất nhiều năm gắn bó với nghề phóng viên ảnh nhưng có lẽ những ngày làm báo ở chiến khu Gia Lai trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước sẽ mãi là những kỷ niệm không bao giờ mờ phai trong tâm khảm của mình...
Nơi ấy, chúng tôi về…

Nơi ấy, chúng tôi về…

(GLO)- Trở về với nguồn cội bao giờ cũng là những chuyến đi đong đầy xúc cảm. Và với những phóng viên trẻ như chúng tôi, điều ấy dường như càng nhân lên gấp bội khi được cùng nhau đến nơi đã
Từ cộng tác viên trở thành... Tổng Biên tập

Từ cộng tác viên trở thành... Tổng Biên tập

(GLO)- Ấy là mỗi khi vui vui anh em trong cơ quan cũng như bạn bè thân thiết bên ngoài hay nói về tôi như thế. Thì sao cũng được, tôi nghĩ lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao là thước đo cho khả năng của mình ở một môi trường vừa mới, vừa lạ là chính.
Chi đoàn Báo Gia Lai tổ chức Hành trình "Về nguồn"

Chi đoàn Báo Gia Lai tổ chức Hành trình "Về nguồn"

(GLO)- Trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Báo Gia Lai (16-3-1947/16-3-2017), ngày 17-2, Chi đoàn Báo Gia Lai đã tổ chức chuyến hành trình “Về nguồn“ tại khối Thuận Nghĩa-thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Đây là nơi xuất bản số báo đầu tiên của tờ báo “Sáng“-tiền thân của Báo Gia Lai ngày nay.
Báo Gia Lai và bảo hiểm Prudential tặng quà cho người nghèo xã Ia Púch

Báo Gia Lai và bảo hiểm Prudential tặng quà cho người nghèo xã Ia Púch

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu, sáng 20-1, Báo Gia Lai phối hợp với Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential tổ chức chương trình tặng quà cho người nghèo ở xã Ia Púch (huyện Chư Prông). Tại đây, lãnh đạo 2 đơn vị đã trao 80 suất quà (tổng trị giá 25 triệu đồng) cho 80 hộ nghèo, giúp bà con có thêm điều kiện để vui Xuân, đón Tết.
Tọa đàm kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống Báo Gia Lai

Tọa đàm kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống Báo Gia Lai

(GLO)- Sáng 16-3, tại Khách sạn Tre Xanh Plaza (TP. Pleiku), Báo Gia Lai tổ chức buổi tọa đàm kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống (16-3-1947_16-3-2016) và gặp mặt cộng tác viên năm 2016. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, cùng cán bộ, viên chức Báo Gia Lai qua các thời kỳ và hơn 60 cộng tác viên trong và ngoài tỉnh.
Bạn đọc với Báo Gia Lai

Bạn đọc với Báo Gia Lai

(GLO)- Những bạn đọc, cộng tác viên mà chúng tôi có dịp gặp gỡ, chuyện trò đều có chung một lời nhận xét về Báo Gia Lai, đó là: Thời gian qua, Báo đã có sự phát triển vượt trội, phong phú về nội dung, đẹp về hình thức, bám sát thời sự, sự kiện.
Báo Gia Lai: Mở rộng biên độ thông tin

Báo Gia Lai: Mở rộng biên độ thông tin

(GLO)- Một số người quan niệm, làm báo địa phương là chỉ làm thông tin trong phạm vi của địa bàn và các lĩnh vực thuộc khu vực hành chính của tỉnh, thành đã được phân định, không “giậm chân“ thông tin ở địa phương khác. Điều đó cũng đã rõ trong tôn chỉ-mục đích ngay từ đầu của mỗi tờ báo. Tuy nhiên, để tờ báo thu hút được bạn đọc không chỉ có thông tin, bài viết xoay quanh lãnh địa của mình mà cần có các chuyên mục để đưa tin, phản ánh các vấn đề liên quan ở khu vực, trong nước và nước ngoài.