Chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Diễn biến khá bất thường thời tiết trong mùa mưa bão là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát tán và lây lan trên diện rộng. Trước nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trên đàn gia súc, gia cầm; thời gian qua, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phú Thiện đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng-chống dịch bệnh.

Phòng-chống dịch bệnh trong mùa mưa bão góp phần hạn chế thiệt hại về mặt kinh tế cho người chăn nuôi. Ảnh: Quang Tấn
Phòng-chống dịch bệnh trong mùa mưa bão góp phần hạn chế thiệt hại về mặt kinh tế cho người chăn nuôi. Ảnh: Quang Tấn

Huyện Phú Thiện là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn của tỉnh với gần 200 ngàn con gia súc, gia cầm; trong đó, đàn trâu bò chiếm khoảng 27 ngàn con, đàn heo trên 22 ngàn con, tổng đàn gia cầm (chủ yếu gà và vịt) chiếm khoảng 150 ngàn con. Do đó, việc làm tốt công tác phòng-chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn trong mùa mưa bão nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Ông Kim Ngọc Lượng-Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phú Thiện cho biết: Để hạn chế thấp nhất sự xuất hiện của dịch bệnh trong mùa mưa bão, ngay từ đầu mùa mưa, Trạm đã phối hợp chính quyền các xã, thị trấn, Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch bệnh các cấp triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường xung quanh. Theo đó, Trạm đã phối hợp phun 340 lít hóa chất Benkocid, 18 lít hóa chất Nova cide và rãi 60 kg vôi bột tại 4 chợ kinh doanh, buôn bán, các điểm tập kết, cơ sở thu gom gia cầm, gia súc… trên địa bàn 10/10 xã thị trấn.

Bên cạnh đó, Trạm cũng tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân chăn nuôi, kinh doanh, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn tổ chức quét dọn sạch sẽ chuồng trại, kiểm tra, nâng cấp cải tạo chuồng nuôi, không để ngập úng; dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, phát quang cây cỏ xung quanh khu vực chăn nuôi; thường xuyên cọ rửa dụng cụ chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất; thu gom phân, chất thải, chất độn chuồng trại và hướng dẫn người dân cách xử lý để diệt mầm bệnh. 

 

Bệnh lở mồm long móng là một trong những dịch bệnh có tính truyền nhiễm và lây lan nhanh. Ảnh: Quang Tấn
Bệnh lở mồm long móng là một trong những dịch bệnh có tính truyền nhiễm và lây lan nhanh. Ảnh: Quang Tấn

Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận biết dấu hiệu và cách phòng-chống các loại bệnh thường gặp như: tụ huyến trùng, lở mồm long móng, dịch tả, tai xanh, phó thương hàn… trên đàn trâu, bò, heo. Qua đó, phát hiện và cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện nhiễm bệnh, tránh tình trạng bệnh có thể lây lan sang các vật nuôi khác.

Song song với công tác phun thuốc, tiêu độc, vệ sinh môi trường, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện cũng tập trung phòng bệnh bằng vắc xin đối với các dịch bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan nhanh và mạnh. Theo đó, Trạm đã triển khai tiêm phòng xong 17.350 liều vắc xin Tụ huyến trùng trên đàn trâu bò, 16.000 liều vắc xin dịch tả và kép cho đàn heo.

Phòng-chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trước, trong và sau mùa mưa bão cần được các hộ chăn nuôi chủ động thực hiện thường xuyên, liên tục và sự quan tâm từ các cấp quản lý để đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, từ đó giảm bớt thiệt hại về mặt kinh tế cho người chăn nuôi.

Quang Tấn

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm