Chớ bao giờ tắm biển nếu bạn thấy 'sóng vuông' vì cực kỳ nguy hiểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hãy đừng xuống tắm biển nếu thấy 'sóng vuông'. Nếu đang tắm biển mà nhìn thấy 'sóng vuông', nên lên bờ ngay lập tức, theo The Sun.

Nếu nhìn thấy “sóng vuông” trên biển, hãy ngay lập tức lên bờ- Ảnh: Shutterstock
Nếu nhìn thấy “sóng vuông” trên biển, hãy ngay lập tức lên bờ- Ảnh: Shutterstock



Đó là những lời cảnh báo về vùng sóng tuyệt đẹp, hiếm gặp, nhưng cực kỳ nguy hiểm này.

"Sóng vuông" là gì?

Hầu hết các cơn sóng vào bờ và vỡ ra theo chiều ngang và song song với đường bờ biển.

Tuy nhiên, ở một số khu vực trên thế giới, có những con sóng tạo ra một mô hình giống như bàn cờ trên mặt nước.

Hiện tượng này rất hiếm nhưng cực kỳ nguy hiểm. Nếu nhìn từ trên cao, trông như một tấm lưới dưới nước tạo thành những gợn sóng hình vuông.

“Sóng vuông” trông tuyệt đẹp nhưng thực sự cực kỳ nguy hiểm và thậm chí đã gây ra những vụ đắm tàu, theo Surfer Today.

Nguyên nhân hình thành “sóng vuông”?

"Sóng vuông" xảy ra khi hai hệ thống sóng ngược chiều nhau gặp nhau và giao nhau theo các góc vuông góc.

Các hệ thống sóng tương phản bắt nguồn từ hai hệ thống thời tiết đối lập, như khi hệ thống áp suất cao với không khí khô, mát va chạm vào hệ thống áp suất thấp có nhiều mây và ẩm ướt, theo The Rain Forest Site.

Mặc dù các hệ thống thời tiết thường bắt đầu rất xa nhau nhau, sóng có thể đi hàng ngàn dặm. Khi hai hệ thống gặp nhau, chúng đâm vào nhau và tạo ra sóng vượt quá góc 45 độ.


 

 Hãy đừng xuống tắm biển nếu thấy “sóng vuông”-Ảnh: Shutterstock
Hãy đừng xuống tắm biển nếu thấy “sóng vuông”-Ảnh: Shutterstock



Vì sao "sóng vuông" cực kỳ nguy hiểm

Nhìn từ trên cao trông có vẻ hiền hòa, nhưng thực ra hiện tượng này thường liên quan đến dòng thủy triều xoáy rất mạnh, nên cực kỳ khó thoát ra.

Nếu lọt vào cùng sóng này, khó ai có thể thoát ra được, vì họ sẽ chiến đấu với hai con sóng khác nhau cùng một lúc.

Vì vậy, nếu nhìn thấy “sóng vuông” trên biển, hãy ngay lập tức lên bờ càng sớm càng tốt.

“Sóng vuông” cũng có thể gây ra tai nạn chèo thuyền và đắm tàu.


Theo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, những con sóng chữ thập ở ngoài khơi thậm chí còn gây ra một số vụ đắm tàu trong những năm qua do sóng đánh nhau.

“Sóng vuông” tương đối hiếm và thực sự có thể xuất hiện và biến mất trong vòng vài phút trên nhiều bãi biển trên thế giới.

“Sóng vuông” có thể hình thành ngoài khơi cũng như gần bờ biển, và có nhiều khả năng xảy ra ở các vùng nước cạn, theo The Sun.
Tuy nhiên, kiểu sóng kỳ lạ này không thường xuyên xảy ra và rất khó đoán.

Đặc biệt khi có nhiều đám tụ lại cùng lúc, nếu góc của sóng quá cạn hoặc nếu có gió mạnh, sẽ rất khó nhìn thấy.

Địa điểm nổi tiếng nhất thế giới để ngắm sóng vuông là Île de Ré - Đảo Ré - ở Pháp.

Hòn đảo, nằm ngoài khơi bờ biển La Rochelle, là một điểm thu hút khách du lịch mặc dù “sóng vuông” chỉ xảy ra vào những thời điểm nhất định trong năm, theo The Sun.

Theo THIÊN LAN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Quảng Ngãi: Đảo Bé Lý Sơn có gì mà được ví như 'thiên đường' giữa biển khơi?

Đảo Bé, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi được ví như “thiên đường” du lịch giữa biển khơi, nơi đây sở hữu cảnh sắc hoang sơ, những vách đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm, bờ cát trắng mịn, bờ biển đẹp... Chính vẻ đẹp vừa mộc mạc, vừa thơ mộng ấy đã mang lại sức hút riêng biệt cho vùng đất này.

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Săn chỗ xem diễu binh dịp đại lễ

Những ngày qua, từ khóa được nhắc tới nhiều nhất tại TP.HCM có lẽ là "lễ diễu binh, diễu hành 30.4". Hình ảnh từng khối diễu binh khổ luyện và buổi hợp luyện đầu tiên lần lượt được chia sẻ khắp các nền tảng, khiến người người, nhà nhà càng thêm háo hức, cấp tập đi "săn" chỗ đón sự kiện lịch sử.

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

Núi lửa Chư Đang Ya, thác K50 góp mặt trong clip quảng bá nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh P4G

(GLO)- Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai tổ chức, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) vừa chính thức ra mắt 3 video clip quảng bá vẻ đẹp du lịch Việt Nam. Trong đó, Gia Lai góp mặt với 2 đại diện là núi lửa Chư Đang Ya và thác K50.

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum

Phát huy lợi thế và tiềm năng về phát triển kinh tế đêm của địa phương, UBND phường Quyết Thắng (thành phố Kon Tum) triển khai xây dựng Không gian văn hóa ẩm thực Kon Tum với quy mô 51 gian hàng trên khu đất rộng hơn 5.100m2 tại khu vực đường Bạch Đằng.