Chiêm ngưỡng tượng Phật ngồi lớn nhất Đông Nam Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nằm trong khu vực quần thể chùa Linh Phong (Chùa Ông Núi) thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với diện tích gần 64 ha, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi là tượng Phật cao nhất Đông Nam Á hiện nay, đây là điểm tham quan lý tưởng cho du khách thích khám phá văn hoá tâm linh.
Chùa Ông Núi là điểm du lịch tâm linh thu hút khá đông du khách về tham quan và hành hương. Ảnh: Q.T
Chùa Ông Núi là điểm du lịch tâm linh thu hút khá đông du khách về tham quan và hành hương. Ảnh: Q.T
Công trình này được khởi công vào năm 2009, chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu của dự án gồm 4 công trình lớn được tập trung thi công, đã hoàn thành năm 2016. Gồm có công trình trọng điểm tượng Thích Ca Mâu Ni, có chiều cao 69 m, bao gồm cả phần chân đế tượng cao 15 m, toàn bộ đều được đúc bê tông cốt thép tại chỗ.
Tượng Phật Thích Ca là Tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Ảnh: Q.T
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni là tượng Phật ngồi cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Ảnh: Q.T
Tượng Đức Phật ngự trên tòa sen, ở lưng chừng núi, trên độ cao 129 m so với mặt nước biển, nhìn ra biển Đông, lưng tựa vào ngọn núi cao nhất trong quần thể khu di tích Núi Bà. Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo và hành lang La Hán, thư viện Phật giáo, bảo tàng Xá Lợi Phật, nơi để du khách đến hành lễ.
Chùa Linh Phong (Chùa Ông Núi) từ trên cao nhìn xuống. Ảnh: Q.T
Chùa Linh Phong (Chùa Ông Núi) từ trên cao nhìn xuống. Ảnh: Q.T
Đứng trên chùa Ông Núi, nhìn xuống hướng Tây Nam là đồng lúa bát ngát xa tít tận chân trời. Nhìn về hướng Đông thì biển xanh mênh mông. Vào những ngày 24 và 25 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm, Chùa Ông Núi thu hút khá đông du khách bốn phương, cả trong và ngoài tỉnh về tham dự lễ hội chùa Ông Núi cũng như hành hương tại đây.
Dọc theo đường hành lễ từ phía dưới chân núi lên đến bức tượng Phật là 18 vị La-hán. Ảnh: Q.T
Dọc theo đường hành lễ từ phía dưới chân núi lên đến bức tượng Phật là 18 vị La-hán. Ảnh: Q.T
Du khách chụp ảnh lưu niệm dưới chân tượng Phật Thích Ca. Ảnh: Q.T
Du khách chụp ảnh lưu niệm dưới chân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Ảnh: Q.T
Đối diện với tượng Phật là biển Cát Tiến với màu xanh mênh mông vài dãi cát trắng kéo dài. Ảnh: Q.T
Biển Trung Lương nhìn từ trên chùa Ông Núi xuống. Ảnh: Q.T
Ảnh: Q.T
Đối diện với tượng Phật là biển Cát Tiến với màu xanh mênh mông và dải cát trắng kéo dài. Ảnh: Q.T
Tượng Phật Thích Ca nhìn từ biển Cát Tiến. Ảnh: Q.T
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni nhìn từ biển Cát Tiến. Ảnh: Q.T
Quang Tấn (thự hiện)

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

(GLO)- Có bề dày văn hóa truyền thống với các lễ hội, làng nghề đặc trưng của người Jrai, Bahnar và tiềm năng du lịch thiên nhiên ưu đãi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm…
Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

Người kể chuyện văn hóa qua cơm lam, gà nướng

(GLO)- “Cơm lam, gà nướng không chỉ là món ăn mà còn chứa đựng câu chuyện về văn hóa của dân tộc Jrai. Vì vậy, tôi luôn nỗ lực để trở thành đầu bếp giỏi nhằm chuyển tải câu chuyện văn hóa ấy đến với mọi người qua ẩm thực”-ông Yaih (58 tuổi, làng Chuet Ngol, xã Chư Á, TP. Pleiku) bày tỏ.