Cháo canh - đặc sản khiến thực khách lầm tưởng ở xứ Nghệ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Món ăn nổi tiếng ở Nghệ An không phải là sự kết hợp giữa bánh canh và cháo như tên gọi.

 Cháo canh là món ăn du khách phải thử khi có dịp ghé thăm Nghệ An. Ảnh: Di Vỹ.
Cháo canh là món ăn du khách phải thử khi có dịp ghé thăm Nghệ An. Ảnh: Di Vỹ.



Theo chủ một quán ăn lâu năm ở Vinh, sở dĩ món ăn mang tên "cháo canh" do nước dùng phải nấu để đạt độ sánh như cháo. Sợi bánh cho vào đun sôi lại vài phút rồi vớt ra chứ không chỉ nhúng qua nước sôi như cách nấu bún hay phở ở miền Bắc.

Để làm ra những sợi bánh mềm, người ta thường dùng bột mì pha thêm chút bột gạo. Chủ một quán cháo canh đắt khách trên đường Hồng Bàng cho biết, bột được trộn với nước trước khi nhào cho mịn, đem đi cán rồi cắt sợi. Toàn bộ công đoạn đều làm bằng tay.

Những sợi bánh sau khi cắt được chần sơ rồi để ráo. Khách gọi mới đem thả vào nước sôi một lần nữa để phục vụ. "Người có kinh nghiệm sẽ thêm một bước là cho sợi bánh vào nước lạnh để mì có độ dai và không bị dính vào nhau", chủ quán trên cho biết.

 

Suất ăn trông đơn giản nhưng có hương vị đậm đà, giá trung bình 30.000 đồng một tô. Ảnh: Di Vỹ.
Suất ăn trông đơn giản nhưng có hương vị đậm đà, giá trung bình 30.000 đồng một tô. Ảnh: Di Vỹ.



"Linh hồn" của món ăn là nước dùng được nấu từ xương heo cùng các gia vị, có độ sánh và mùi thơm phức. Thường nước dùng luôn phải nấu từ sáng sớm, ninh xương càng lâu nước càng ngọt. Ăn kèm với sợi bánh còn có vài lát thịt heo, chả, trứng cút luộc, thịt cá hoặc tôm, tuỳ theo từng nơi.

Tô cháo canh được dọn ra lúc nào cũng còn nóng hổi, điểm xuyết thêm ít lá mùi, hành lá, hành phi trông bắt mắt. Lý tưởng nhất là thưởng thức món này vào sáng sớm, vừa thổi vừa ăn mới đã. Khi thưởng thức, bạn đừng quên vắt vài lát chanh hoặc thêm chút ớt để tăng mùi vị.

Một số địa chỉ ở thành phố Vinh ngày nay còn phục vụ bánh mì chiên giòn để thực khách có thêm sự lựa chọn. Tuy nhiên, đối với khách từ miền Nam, món ăn bị "trừ điểm" bởi hầu như không nơi nào phục vụ rau ăn kèm.


 

Quán Bà Vinh hơn 13 năm là một trong những địa chỉ bán cháo canh nổi tiếng ở trung tâm thành phố. Ảnh: Di Vỹ.
Quán Bà Vinh hơn 13 năm là một trong những địa chỉ bán cháo canh nổi tiếng ở trung tâm thành phố. Ảnh: Di Vỹ.



Du khách có thể tìm đến quán nhỏ đối diện cổng trường cấp 2 Quang Trung, nơi phục vụ suất ăn bình dân. Các quán cháo canh ở phía sau cổng thành Vinh (cửa Nam), cũng là nơi được nhiều người rỉ tai nhau về món ăn này. Nếu đến đây, bạn có thể kết hợp thêm khám phá thành Vinh.

Di Vỹ (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Khách quốc tế tới Việt Nam tăng mạnh

Trong 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,7 triệu lượt người, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Người châu Á đến Việt Nam du lịch nhiều nhất, đạt gần 6 triệu lượt người nhờ chính sách thị thực thuận lợi và tổ chức các ngày lễ lớn của dân tộc.

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Khách Tây đội nón tai bèo, quấn khăn rằn hòa cùng không khí hào hùng 30/4

Sáng 30/4, khu vực trung tâm TPHCM rợp cờ đỏ sao vàng và kín đặc người dân đổ về xem diễu binh, diễu hành. Giữa dòng người reo hò là hình ảnh du khách nước ngoài đội nón tai bèo, quấn khăn rằn, hòa mình vào không khí hào hùng của đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

Tháng Tư ở thành phố mang tên Bác

(GLO)- Một ngày giữa tháng Tư, tôi có chuyến thăm TP. Hồ Chí Minh. Như tín hiệu của vũ trụ, có điều gì đó thôi thúc tôi phải về với nơi mà 50 năm về trước, cả dân tộc vỡ òa trong niềm vui của ngày đại thắng, thống nhất non sông.