Nông nghiệp Tây Nguyên tiểm ẩn nguy cơ phát triển không bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nông nghiệp Tây Nguyên đang tiểm ẩn nhiều nguy cơ phát triển không bền vững như: khai thác tài nguyên quá mức dẫn đến tình trạng đất đai bị xói mòn...
Tại thành phố Buôn Ma Thuột, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới vừa tổ chức hội thảo “Thực hành nông lâm nghiệp kết hợp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Tây Nguyên”. Hội thảo đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết từ thực tiễn cho đến chính sách.
Từ năm 2015 đến nay, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp vùng Tây Nguyên tăng 6% năm, hàng năm đóng góp khoảng 40% GDP của vùng. Nhưng nông nghiệp Tây Nguyên đang tiểm ẩn nhiều nguy cơ phát triển không bền vững như: khai thác tài nguyên quá mức dẫn đến tình trạng đất đai bị xói mòn, thiếu nước, hạn hán, bão lũ ngày càng gia tăng. Sự thiếu quy hoạch các vùng chuyên canh, xác định cơ cấu cây trồng chưa hợp lý cũng dẫn đến nhiều rủi ro trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Một khoảng rừng bị phá trắng ở xã Quảng Sơn, huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Theo Tiến sĩ Võ Hùng, trường Đại học Tây Nguyên, mô hình nông lâm kết hợp đang đem lại nhiều hiệu quả để hạn chế tình trạng vừa nêu. Nhiều nông dân ở Tây Nguyên đã áp dụng thành công mô hình này trong việc nâng cao giá trị sản xuất. Điều cần thiết hiện nay là lý giải vì sao nhiều nông dân vẫn chưa mặn mà với những mô hình này, đồng thời có cách khắc phục phù hợp.
“Nông dân là những người năng động, có trách nhiệm, họ luôn luôn có suy nghĩ làm sao tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Nhưng vấn đề là thị trường đầu ra giá bán như thế nào, cơ chế chính sách sử dụng đất. Đặc biệt là việc tiếp cận vốn vay ưu đãi. Đó là những thứ mà họ cần có sự hỗ trợ, sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước có chức năng hỗ trợ nông dân để là được điều này”, Tiến sĩ Võ Hùng cho biết.
Tại hội thảo, phần lớn đại biểu cho rằng, để thực hành nông lâm kết hợp hiệu quả, quan trọng nhất vẫn là vai trò của các cơ quan quản lý trong hoạch định chính sách. Theo thạc sĩ Nguyễn Tiến Định, Viện chính sách và phát triển chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, chính sách ưu đãi cho phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay rất nhiều, nhưng chính sách riêng cho nông lâm kết hợp thì chưa có. Dịch vụ khoa học kỹ thuật trong khuyến lâm cũng còn hạn chế, quy định trang trại lâm nghiệp phải có diện tích từ 31ha trở lên đang gây nghiều khó khăn khi phần lớn nông dân hiện nay đang sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Vì vậy, muốn thúc đẩy nông lâm kết hợp, Nhà nước cần sớm có những điều chỉnh cho phù hợp.
“Các mô hình nông lâm kết hợp hiện nay chưa có một hệ thống cơ sở dữ liệu toàn thể trên cả nước để chúng ta nắm được hệ thống nông lâm kết hợp hiện nay đang như thế nào, số lượng ra sao, thích nghi ở từng loại tiểu vùng, từng loại sản phẩm như thế nào, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng cần thiết chúng ta phải thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu về các mô hình nông lâm kết hợp cho từng ngành, từng tiểu vùng, trên cơ sở chúng ta sẽ có những phân tích, đánh giá đưa ra những khuyến nghị về mặt chính sách thật sự phù hợp”, thạc sĩ Nguyễn Tiến Định cho biết.
Đây là lần thứ 2 trong tháng 12, tại Đắk Lắk diễn ra sự kiện bàn về nông-lâm nghiệp. Trước đó, tại Hội nghị toàn quốc về “Giải pháp ổn định dân di cư tự do trên địa bàn cả nước và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường tại Tây Nguyên”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thực hành nông lâm kết hợp.
Thủ tướng khẳng định, chỉ có làm tốt nông lâm kết hợp, Tây Nguyên mới đảm bảo được độ che phủ rừng và phát triển bền vững. Nông nghiệp dưới tán rừng giúp người dân đảm bảo cuộc sống trước mắt, cây rừng đảm bảo môi trường và cho giá trị kinh tế về lâu dài. Xuất khẩu gỗ rừng trồng năm 2018 của cả nước đạt tới 10 tỷ USD.
Tây Nguyên có đủ điều kiện để trở thành một trung tâm gỗ rừng trồng lớn của cả nước, có thể đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng đến 20- 30 tỷ USD, góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề kinh tế, xã hội, di cư tự do…mà các tỉnh trong khu vực đang gặp phải.
Hương Lý (VOV.VN)

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Sức mạnh ở Tiểu đoàn SPG-9

Sức mạnh ở Tiểu đoàn SPG-9

(GLO)- Tiểu đoàn SPG-9 (Tiểu đoàn 15), Sư đoàn 320, Quân đoàn 3 được trang bị hỏa lực mạnh, cơ động nhanh là một trong những lực lượng chủ công của Sư đoàn 320 khi thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ địa bàn.


Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

(GLO)- Cùng với lực lượng Cảnh sát Cơ động (CSCĐ) cả nước, Phòng CSCĐ (tiền thân là lực lượng An ninh vũ trang thuộc Ban An ninh Gia Lai) đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh để tiến lên hiện đại. Với những chiến công xuất sắc, Phòng CSCĐ được Đảng, Nhà nước khen tặng nhiều phần thưởng cao quý.