Cơ hội việc làm cho lao động nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hai cây trồng chủ lực của xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, Gia Lai) là mía (với tổng diện tích 1.227 ha) và mì (1.872 ha), hiện đang trong mùa thu hoạch nên đã “hút” hàng ngàn lao động từ nơi khác đổ về.Ở xã Pờ Tó hiện có rất nhiều hộ sở hữu từ 5 ha đến 10 ha canh tác, cá biệt có những hộ sở hữu 50 ha đến 100 ha. Trung bình 1 ha khi thu hoạch cần 90 công lao động nhưng lao động địa phương không cung ứng đủ nên lao động các địa phương lân cận đang đổ về ngùn ngụt…
Lao động các nơi và tỉnh Phú Yên đang bốc vác hàng tại kho chứa nông sản trên địa bàn xã Pờ Tó. Ảnh: H.S
Lao động các nơi và tỉnh Phú Yên đang bốc vác hàng tại kho chứa nông sản trên địa bàn xã Pờ Tó. Ảnh: H.S
Vào xã dịp này, nhìn đâu cũng thấy mì được xắt lát, phơi trắng xóa cả vùng. Chị Đỗ Thị Mong, ở thôn Đkun, xã Pờ Tó kể: “Ngoài tôi ra, nhà còn hai con cùng đi làm công. Trong xã còn nhiều nhà không có rẫy hoặc ít rẫy thừa công lao động đều làm thêm kiếm sống. Ngày mùa đang cần nhiều công lao động, làm hết việc nhà này sang nhà khác cũng đủ ăn. Tùy sức mà chọn việc, như tôi già yếu thì xắt mì, cũng được 90.000 đồng/ngày công, đám thanh niên có sức ra rẫy nhổ mì, chặt mía theo công khoán còn kiếm được nhiều tiền hơn”.
Cùng là lao động địa phương, chị Lê Thị Nham cho biết thêm: “Mùa này lao động các nơi về làm công nhiều lắm, họ ở luôn trong rẫy khi nào hết việc mới đi nơi khác”. Hầu hết tại các rẫy đều có một chòi theo kiểu dã chiến để nhân công ngoài xã vào theo phương châm 3 tại “làm, ăn, ngủ” tại rẫy. Anh Phạm Văn Toàn- người xã Kim Tân (huyện Ia Pa), cho biết: “Tôi làm thợ hồ, công việc không ổn định nên làm thêm việc vào mùa thu hoạch để kiếm tiền. Nhà xa nên ăn ngủ luôn tại rẫy, ngơi việc mới về nhà, đợi có người gọi lại vào làm tiếp”.Ngoài ra, có rất nhiều lao động từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên đổ về đây làm công. Anh Trần Tấn Đoan, ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, chia sẻ: “Ở quê giờ là lúc ruộng đã xuống giống, công nhàn rỗi nhiều, nên mọi người lên đây kiếm thêm thu nhập bằng việc nhổ mì, chặt mía thuê. Khi trên này cần công, thì chúng tôi rủ nhau từng nhóm từ 10 đến 20 người cùng đi, mỗi chuyến thường kéo dài cả tháng. Đầu vụ ra rẫy thu hoạch mì, mía, khi xong việc lại về các kho bốc vác với giá 1.500 đồng/bao. Làm cả tháng cũng kiếm được 4 đến 5 triệu đồng đem về quê”.
Hồng Sơn

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu ô tô

(GLO)- Haiquanonline.com.vn cho biết, tháng 4-2024, cả nước nhập khẩu 11.565 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt 255,6 triệu USD, giảm 27,1% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch so với tháng trước.

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

Gia Lai ưu tiên tín dụng cho nông nghiệp xanh

(GLO)- Bám sát định hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ưu tiên dòng vốn tín dụng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển sản phẩm xanh, sản phẩm OCOP.

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.