Truyền thanh cơ sở đi đầu phòng-chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, những thông tin về dịch Covid-19 đã được truyền tải nhanh chóng, kịp thời đến đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Cách trung tâm huyện hơn 30 km, các buôn làng nằm rải rác trên địa bàn khá rộng, lại cách biệt bởi núi rừng nên công tác tuyên truyền của xã Sơn Lang (huyện Kbang) gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở của hệ thống truyền thanh FM, Đài Truyền thanh xã Sơn Lang được thành lập nhằm đảm bảo nhiệm vụ tiếp và phát sóng tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình mọi mặt của địa phương. Đài được trang bị đầy đủ các thiết bị như: hệ thống máy phát FM, bộ mã hóa điều khiển tắt mở từ xa, micro, radio, bộ trộn âm thanh mixer 2 đường và 16 cụm loa tuyên truyền không dây nối 9 thôn, làng trên địa bàn. Hơn 2 tháng nay, đều đặn 3 lần mỗi ngày, sau khi kết thúc thời gian tiếp sóng, Đài lại dành 15 phút để phát đi các bản tin tuyên truyền về dịch Covid-19. Chị Lê Hồng Nhung-cán bộ Văn hóa-Thông tin xã Sơn Lang-cho hay: “Từ các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện về phòng-chống dịch Covid-19, chúng tôi biên tập lại thông tin sao cho ngắn gọn, dễ hiểu để thông qua đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền đến với bà con. Mỗi ngày, chúng tôi đều theo dõi thông tin diễn biến dịch bệnh trên các trang báo chính thống và giúp bà con cập nhật tình hình. Nhờ có truyền thanh cơ sở mà công tác tuyên truyền phòng-chống dịch trên địa bàn xã đã phát huy hiệu quả”.
Cán bộ văn hóa xã Sơn Lang (huyện Kbang) thực hiện việc thu, phát thông tin về dịch bệnh Covid-19 qua hệ thống truyền thanh cơ sở. Ảnh: P.V
Cán bộ văn hóa xã Sơn Lang (huyện Kbang) thực hiện việc thu, phát thông tin về dịch bệnh Covid-19 qua hệ thống truyền thanh cơ sở. Ảnh: P.V
Tương tự, hệ thống truyền thanh cơ sở của xã Glar (huyện Đak Đoa) cũng làm tốt nhiệm vụ này. Ông Chưp-Trưởng thôn Dor 2-chia sẻ: “Sáng nào tôi cũng nghe chương trình truyền thanh của xã xong mới đi làm. Cả nước đang chống dịch Covid-19, thông qua kênh truyền thanh này, tôi được cập nhật thêm thông tin để hướng dẫn cho dân làng biết và thực hiện. Ví dụ như phải chấp hành đeo khẩu trang nơi công cộng, không tụ tập đông người, phải khai báo y tế trung thực…”. Hiện tại, hệ thống truyền thanh cơ sở của xã Glar có 11 cụm loa kéo đến 9 thôn, làng. Các bản tin do cán bộ chuyên môn xã tổng hợp, biên tập, được thu âm và phát sóng đều đặn 2 lần/ngày trên hệ thống truyền thanh. Chị Hồ Thị Duyên-cán bộ Văn hóa xã Glar-cho hay: “Thời gian này, thông tin phát thanh đều tập trung vào tuyên truyền diễn biến dịch Covid-19; các dấu hiệu nhiễm bệnh; cách phòng-chống dịch bệnh cũng như các hình thức xử lý vi phạm nếu không chấp hành đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với việc phát tờ rơi, xe tuyên truyền lưu động thì hệ thống truyền thanh cơ sở đã góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền về Covid-19 trên địa bàn, đặc biệt là tại các làng dân tộc thiểu số”.
Cán bộ văn hóa xã Sơn Lang thực hiện việc thu, phát thông tin về dịch bệnh Covid-19 qua hệ thống truyền thanh cơ sở. Ảnh: P.V
Cán bộ văn hóa xã Sơn Lang thực hiện việc thu, phát thông tin về dịch bệnh Covid-19 qua hệ thống truyền thanh cơ sở. Ảnh: P.V
Không riêng địa bàn vùng sâu, vùng xa, TP. Pleiku cũng tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về dịch bệnh qua hệ thống truyền thanh cơ sở tại 22 xã, phường. Thành phố hiện có 12 đài truyền thanh với hệ thống loa lắp đặt khắp các thôn, làng, tổ dân phố. Ông Nguyễn Xuân Hà-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin TP. Pleiku-cho hay: “Hệ thống truyền thanh các xã, phường đã phát huy rất tốt vai trò tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chúng tôi đã chỉ đạo các đài truyền thanh cơ sở tăng cường thời lượng phát sóng, cập nhật tin tức để tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng dịch hiệu quả, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số”.
PHƯƠNG VI

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.