Những bí mật lạ lùng, thú vị trên Trái đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trái đất của chúng ta ẩn chứa nhiều bí mật lạ lùng, thú vị mà ít người biết đến.

Trái đất ẩn chứa nhiều bí mật thú vị. Ảnh: AFP
Trái đất ẩn chứa nhiều bí mật thú vị. Ảnh: AFP
1. Lõi Trái đất nóng ngang bề mặt Mặt trời
Nhiệt độ ở tâm Trái đất bằng với nhiệt độ ở bề mặt của Mặt trời, ở khoảng 3.204 độ C.
2. Phóng xạ là quá trình quan trọng trên Trái đất
Theo một nghiên cứu năm 2011, Trái đất tạo ra một lượng nhiệt 40 terawatt, một nửa trong số đó đến từ sự phân rã phóng xạ của một số nguyên tố trong lõi của nó. 
Điều phối viên Tom Crafford của Chương trình Tài nguyên Khoáng sản tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết: "Phần lớn lượng nhiệt bên trong giúp Trái đất trở thành một hành tinh sống động đến từ sự phân hủy phóng xạ của các nguyên tố như thori, uranium và kali".
3. Sự sống phong phú dưới đáy biển
Các lớp trầm tích dưới đáy đại dương là nơi sinh sống của khoảng 2,9 x 10^29 vi sinh vật, tồn tại ở độ sâu tới 2,5km bên dưới đáy biển. Phần lớn sinh quyển dưới đáy biển sâu này phát triển cực kỳ chậm so với sự sống trên mặt đất, với ước tính sự phân chia tế bào diễn ra một lần sau mỗi 10-1000 năm.
4. Rêu ở khắp mọi nơi trên Trái đất
Có thể bạn không biết, nhưng rêu sống ở khắp nơi trên bề mặt Trái đất, kể cả ở các sa mạc khô cằn vì nó có khả năng hút nước thẳng từ không khí nhờ cấu tạo đặc biệt.
5. Mực nước biển tăng thêm 0,76m vào năm 2100
Theo các nhà khoa học, chúng ta đang tiến tới mực nước biển dâng cao thêm 0,76m vào cuối thế kỷ này, đồng nghĩa với đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với quốc đảo ở vị trí thấp, có thể mất đi các bãi biển hẹp, nông và sự sụp đổ của hệ sinh thái biển.
6. Hành tinh Trái đất già hơn con người 10.000 lần
Theo tính toán, hành tinh Trái đất có độ tuổi ước tính 4,5 tỉ năm, trong khi người tinh khôn Homo Sapiens đã tồn tại nhiều nhất là 450.000 năm, tức là bằng 1/10.000 độ tuổi hành tinh. Nếu tính gần hơn nữa, con người hiện đại đang phân bố khắp toàn cầu có tỉ lệ 1/100.000 so với tuổi hành tinh.
7. Một trận động đất 12 độ Richter sẽ chia đôi Trái đất
Tuy nhiên, theo chuyên gia, chúng ta chưa từng chứng kiến trận động đất nào mạnh hơn 9,5 độ Richter. Nhà nghiên cứu địa chấn người Mỹ Lucy Jones cho biết: ''Về mặt lý thuyết, không thể xảy ra một trận động đất tới 12 độ Richter vì nó đòi hỏi một sự đứt gãy lớn hơn cả Trái đất''.
8. Lỗ thủng tầng ozon đầu tiên vẫn đang được chữa lành
Các nhà khoa học phát hiện ra lỗ thủng đầu tiên của tầng ozone phía trên Nam Cực vào năm 1985. Nghị định thư Montreal năm 1987 là hiệp ước quốc tế đầu tiên được mọi quốc gia trong Liên Hợp Quốc thông qua, tập trung vào việc hạn chế các chất thải làm suy giảm tầng ozon.
9. Một muỗng cà phê đất chứa 1 tỉ vi khuẩn
Số lượng vi khuẩn trong một muỗng cà phê đất được ước tính gần tương đương với số lượng người hiện đang sống ở Châu Phi - khoảng 1 tỉ.
10. Số lượng virus trên Trái đất nhiều hơn số ngôi sao trong vũ trụ
Trái đất tràn ngập virus với số lượng ước tính khoảng 10.10^30, đủ để chia cho mọi ngôi sao trong vũ trụ khoảng 100 triệu lần.
BẢO CHÂU (LĐO)

https://laodong.vn/the-gioi/nhung-bi-mat-la-lung-thu-vi-tren-trai-dat-969183.ldo

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.