Phát hiện sốc khi "tái sinh" người đàn ông đeo mặt nạ tử thần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những sự việc khủng khiếp diễn ra 1.700 năm trước được hé lộ khi các nhà khoa học phục dựng khuôn mặt và hộp sọ đằng sau mặt nạ tử thần bằng thạch cao.
Thi hài người đàn ông mang mặt nạ tử thần được khai quật trong một nhà mồ tại khu chôn cất Oglakhty, thuộc vùng núi của Cộng hòa Khakassia, một nước cộng hòa tự trị thuộc Liên bang Nga, từ năm 1969. Các phân tích đầu tiên hé lộ anh ta qua đời ở độ tuổi từ 25 đến 30. Điểm đặc biệt là anh ta mang chiếc mặt nạ tử quần ma quái. Nhưng đến nay, nhờ các kỹ thuật hiện đại, sự thật về người đàn ông mới được hé lộ.

Các nhà khoa học đã tìm lại dung nhan người đàn ông đeo mặt nạ tử thần 1.700 và nhận thấy đó là một khuôn mặt bị tàn phá khủng khiếp - ảnh đồ họa từ nhóm nghiên cứu
Các nhà khoa học đã tìm lại dung nhan người đàn ông đeo mặt nạ tử thần 1.700 và nhận thấy đó là một khuôn mặt bị tàn phá khủng khiếp - ảnh đồ họa từ nhóm nghiên cứu
Tiến sĩ Svetlana Pankova (phụ trách Bảo tàng Bang Hermecca) và các cộng sự vừa tiến hành một nghiên cứu mới nhằm "tái sinh" người đàn ông từ cõi chết. Từ những bức ảnh chụp CT, họ đã phục dựng hình ảnh 3 chiều chân thực về người đàn ông mang mặt nạ tử thần.

Bức ảnh tư liệu chụp khoảnh khắc anh ta được tìm thấy, khuôn mặt trông như vẫn nguyên vẹn nhờ mặt nạ tử thần - ảnh: Siberian Times
Bức ảnh tư liệu chụp khoảnh khắc anh ta được tìm thấy, khuôn mặt trông như vẫn nguyên vẹn nhờ mặt nạ tử thần - ảnh: Siberian Times

Hộp sọ người đàn ông mang mặt nạ và phần mặt nạ được máy tính
Hộp sọ người đàn ông mang mặt nạ và phần mặt nạ được máy tính "bóc tách" - ảnh: SIberian Times
Kết quả gây sốc: đó là một cái đầu bị tàn phá khủng khiếp. Anh ta có một khâu lớn trên khuôn mặt, cùng một lỗ thủng đường kính 6x7 cm trên hộp sọ, thứ được tạo ra bằng hàng loạt đợt tác động của đục và búa.
Nghiên cứu sâu hơn cho thấy vết khâu là cách những con người 1.700 năm trước chỉnh trang lại dung nhan anh ta, vốn bị rạch một đường lớn ngay mặt – có thể là vết thương chí mạng. Còn vết đục sọ được thực hiện sau khi chết, để loại bỏ não bộ, theo nghi thức chôn cất công phu thời đó!

Mặt nạ tử thần của một phụ nữ khác từng được khai quật gần đó - ảnh: Siberian Times
Mặt nạ tử thần của một phụ nữ khác từng được khai quật gần đó - ảnh: Siberian Times
Mặt nạ tử thần được làm theo khuôn mặt của người chết khi còn sống vừa để che đi dung nhan bị biến dạng, vừa mang tính lễ nghi. Ngoài mặt nạ, người đàn ông còn được bọc trong một tấm áo lông thú dày trước khi đặt vào mộ. Thi hài anh còn khá nguyên vẹn sau thời gian chôn cất 1.700 năm, phần vì ngôi mộ được xây kín, công phu, phần vì khí hậu lạnh trong khu vực.
Đây không phải lần đầu tiên mặt nạ tử thần được tìm thấy trong các ngôi mộ khai quật khu vực thuộc Liên bang Nga ngày nay. Đa số chúng được trang trí rất công phu, có sự phân biệt giữa nam và nữ.
Thu Anh (Theo Acient-Origins, Siberian Times/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.