Sinh vật lạ từ Suối Địa Ngục: đầu khủng long, mình đà điểu...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một phiến đá ở Montana (Mỹ) đã cầm chân một sinh vật lạ lùng suốt 66 triệu năm: một con khủng long chưa từng được biết đến, sống cận kề đại tuyệt chủng.
Loài khủng long mới gây chú ý vì nó không giống khủng long bình thường cho lắm. Kết quả phân tích từ nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Denver Fowler từ Bảo tàng khủng long Badlands cho thấy sinh vật lạ lùng thuộc loài alvarezsaurids, khắp mình được bao phủ bởi lông vũ và có đôi chân sau đầy vảy, khiến thân mình nó y hệt một con đà điểu hiện đại.
Điểm kỳ dị nhất là thay vì đôi chân trước, nó lại có 2 cái sừng kỳ quái như mọc ra từ phần giữa cổ và ngực. Thực ra 2 chân trước của nó quá ngắn nên gần như chỉ thấy được 2 móng vuốt to như sừng.
 
Sinh vật lạ là một loài khủng long chưa từng được ghi nhận trong lịch sử cổ sinh vật học. Ảnh: Bảo tàng khủng long Badlands
Sinh vật lạ là một loài khủng long chưa từng được ghi nhận trong lịch sử cổ sinh vật học. Ảnh: Bảo tàng khủng long Badlands
Hóa thạch một phần cơ thể của nó đã được tìm thấy là hệ tầng Hell Creek (Suối Địa Ngục), thuộc bang Montana, miền Tây Bắc nước Mỹ.
Alvarezsaurids, bao gồm loài mới này, thường có chiều dài 1-3 m, là kích thước nhỏ trong thế giới khủng long. Con alvarezsaurids này là một con khủng long chuyên ăn côn trùng và có thể là cả một số động vật nhỏ, sở hữu một cái mõm dài và nhiều răng nhỏ. Đôi "tay" có vuốt lớn giúp nó phá gỗ mục một cách dễ dàng để kiếm các con côn trùng lẩn khuất. Các rãnh mạch máu ở 2 bên móng phát triển sâu vào trong xương. Càng lớn, móng của chúng càng cứng và thô ráp, đem lại một sức mạnh đáng sợ.
 
Một phần móng vuốt của con khủng long lạ. Ảnh: Bảo tàng khủng long Badlands
Một phần móng vuốt của con khủng long lạ. Ảnh: Bảo tàng khủng long Badlands
Hóa thạch của sinh vật lạ này có tuổi đời 66 triệu năm, cuối kỷ Phấn Trắng, cho thấy nó có thể là một loài sinh sau đẻ muộn trong dòng họ khủng long, và đã sớm bị tuyệt chủng trong cú va chạm của tiểu hành tinh giết khủng long, cũng 66 triệu năm về trước.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Cretaceous Research.
Thu Anh (Theo Sci-News/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.