Cản trở giao thông có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí bị phạt tù từ 3 - 10 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nghị định 46/2016/NÐ-CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ quy định rõ mức độ xử phạt các hành vi cản trở giao thông.
 

Lái xe mang tiền lẻ trả phí qua Trạm thu phí BOT số 1 Quốc lộ 5 Hưng Yên gây tắc nghẽn giao thông.
Lái xe mang tiền lẻ trả phí qua Trạm thu phí BOT số 1 Quốc lộ 5 Hưng Yên gây tắc nghẽn giao thông.

Thời gian gần đây, tại nhiều Trạm thu phí BOT giao thông xảy ra tình trạng lái xe cố tình dừng, đỗ xe tại trạm, gây cản trở giao thông, trong khi trạm thu xả trạm, không thu, cho xe qua lại bình thường. Hành vi này có thể bị coi là vi phạm pháp luật khi cảnh sát giao thông (CSGT) phát hiệu lệnh yêu cầu lái xe điều khiển phương tiện qua trạm, nhưng lái xe không chấp hành, cố ý dừng đỗ gây ùn tắc giao thông.

Cụ thể, theo Nghị định 46/2016/NÐ-CP ngày 26-5-2016 của Chính phủ quy định về “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”. Tại Ðiểm đ, Khoản 4, Ðiều 5 xử phạt người điều khiển xe ôtô có hành vi “Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông” bị phạt tiền từ 800.000 - 1.200.000 đồng.

Tại Ðiểm b, Khoản 5, Ðiều 5 xử phạt người điều khiển xe ôtô có hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông”. Mức phạt tiền từ 1.200.000 - 2.000.000 đồng.

Trường hợp người điều khiển xe ô tô cố ý không chấp hành hiệu lệnh của CSGT cố ý dừng, đỗ phương tiện cản trở, gây ách tắc giao thông dẫn đến hậu quả nghiêm trọng còn bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” tại Ðiều 260, Bộ Luật hình sự năm 2015.

Với hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông” được quy định tại Ðiểm d, Khoản 2, Ðiều 260, người vi phạm thậm chí có thể bị phạt tù từ 3 - 10 năm.

Đăng Sơn/Báo Tin Tức

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

Kbang: Kết nghĩa để xóa nghèo

(GLO)- Việc Ban Thường vụ Huyện ủy Kbang (tỉnh Gia Lai) phân công các cơ quan, đơn vị của huyện kết nghĩa với làng vùng khó và phụ trách, hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo vươn lên trong cuộc sống đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Chung cư Lê Lợi (TP. Pleiku)-một khu nhà ở xã hội lâu năm của Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

7 nhóm cá nhân được vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

(GLO)- Sở Xây dựng Gia Lai vừa có Công văn số 853/SXD-QLN gửi các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư dự án bất động sản về việc xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân...
Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

Trưởng ban công tác Mặt trận hết mình vì việc chung

(GLO)- Với vai trò Trưởng ban Công tác Mặt trận tổ 6 (phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), ông Phạm Quang Dừa đã nỗ lực cùng tập thể tổ dân phố triển khai hiệu quả các mặt công tác, xây dựng địa bàn khu dân cư ngày càng ổn định và phát triển.
Người 39 năm làm già làng

Người 39 năm làm già làng

(GLO)- Ở tuổi 89, ông Han-già làng làng Chăm Nek (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) vẫn siêng năm lao động, truyền dạy những kiến thức, kinh nghiệm cho bà con dân làng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống.