Mẹ già bán rau nuôi 2 con trai tâm thần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thấy tôi đứng lặng nhìn cậu thanh niên chìa tay nhận từ cụ bà ngồi bán rổ rau bên vệ đường Hồ Xuân Hương (chợ Bà Định, TP. Pleiku) tờ tiền mệnh giá 20 ngàn đồng, như đoán được vẻ tò mò, sự ngạc nhiên của tôi, bà lên tiếng giải thích: “Nó là con của tôi, mắc bệnh tâm thần chẳng làm được việc gì. Khoản tiền ấy cho nó và thằng anh nó nằm ở nhà ăn sáng”.
Theo lời chỉ dẫn, tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Xi (SN 1954, trú tại phường Yên Đổ, TP. Pleiku). Bước chân qua khỏi cánh cổng cửa sắt khép hờ, con chó gầy giật mình cất tiếng sủa vang. Bà Xi (còn có tên gọi theo chồng là bà Sơn) từng bước chậm-di chứng bệnh viêm đa khớp-từ phía nhà sau bước ra đón khách. Trong căn phòng khách chật hẹp, ngai ngái mùi nước tiểu, tôi loay hoay tìm chỗ ngồi, chút nữa thì vướng phải người thanh niên nằm trên sàn nhà duỗi chân vào gầm bàn. Người mẹ già nén tiếng thở dài như nói với chính mình: “Thằng Đông đấy chú ạ. Nó sinh năm 1980, tên đầy đủ là Trương Sơn Đông, mắc bệnh tâm thần phân liệt đã 15 năm nay. Thời gian đầu quậy phá dữ lắm, gia đình thuốc thang chạy chữa khắp nơi nhưng bệnh tình ngày thêm nặng. Giờ chỉ quanh quẩn trong nhà, phần lớn thời gian nằm hết góc nhà này chuyển sang phòng khác. Đến bữa thì ăn, đưa thuốc thì uống, chẳng biết gì hết, có lúc còn tiểu, đại tiện luôn ra quần”.
  Bà Xi bên người con bị bệnh tâm thần Trương Sơn Đông.  Ảnh: Đ.P
Bà Xi bên người con bị bệnh tâm thần Trương Sơn Đông. Ảnh: Đ.P
Vợ chồng bà Xi sinh được 5 người con (3 trai, 2 gái). Chồng bà, ông Trương Văn Sơn mất năm 2017. Ngày bé ở quê (thôn Lương Nông Nam, xã Đức Thạnh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi), bà tham gia cách mạng, làm giao liên, du kích, từng là Trung đội phó du kích xã Đức Thạnh. Năm 2001, bà Xi được Nhà nước tặng Huy chương Kháng chiến hạng nhất. 
Sau một đỗi trầm tư, bà Xi rầu rầu kể chuyện con cái: “Chẳng biết có phải do tôi bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin hay không mà 2 trong 3 đứa con trai của tôi lúc sinh ra khỏe mạnh, phát triển bình thường nhưng học thì kém lắm, không qua nổi bậc tiểu học. Nghỉ học, còn nhỏ ở nhà chỉ lông bông chứ biết làm gì. Có người bảo, vợ chồng tôi thương chiều con quá nên chúng hư thân. Khổ nỗi, chúng dại kia mà. Thằng Trương Sơn Tây (SN 1995), cách đây 5 năm tự dưng giở chứng, bỏ nhà theo bạn theo bè đi biệt cả tháng trời, tìm khắp chẳng thấy, đi riết rồi nó cũng về. Những ngày sau đó, nó đột nhiên la hét dậy làng, đập phá tan tành mọi vật dụng trong nhà, xé bỏ áo quần tung chạy ra đường… Biết là con mắc bệnh, gia đình tôi nhờ người trong làng giữ lấy, đưa đi Bệnh viện Tâm thần Sông Ngang (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) chữa trị hơn tháng. Từ đó đến giờ, nó cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ, đến bữa lại ăn, lâu lâu lại ngửa tay xin tiền mẹ mua thuốc lá. Lúc chuyển trời, nắng nóng kéo dài, nó lại lên cơn điên dại đập phá. Lại nhờ người đưa đi bệnh viện, rồi về. Mà ở nhà có chịu uống thuốc đâu, bảo không bệnh tật. Có lần, các anh chị cán bộ đến nhà tìm hiểu, làm chế độ thì nó phản ứng gay gắt. Vậy nên, hiện chỉ có thằng Đông được cấp phát thuốc, hưởng chế độ bảo trợ xã hội 405.000 đồng/tháng”.
Đem theo câu chuyện của gia đình bà Xi, chúng tôi tìm gặp ông Puih Vinh-Trưởng thôn Pleiku Roh. Ông Vinh cho biết, gia đình bà Xi thuộc diện hộ cận nghèo. 2 cô con gái Thủy, Nga lập gia đình, ở riêng nhưng gia cảnh rất khó khăn. Chị Nga chồng mất, buôn bán nhỏ lẻ nuôi 2 con nhỏ và mẹ chồng già. Vợ chồng chị Thủy có đến 6 đứa con thơ dại, chồng phụ hồ, vợ làm công rửa xe máy, cuộc sống gia đình cũng khá chật vật... Trương Sơn Nam thì đã ly hôn vợ, con gái sống theo mẹ. Nghề nghiệp không ổn định, Nam thoạt đi, thoạt về mà chẳng giúp được gì cho mẹ già, em dại. 
Từ nhiều năm nay, dù tuổi cao sức yếu nhưng hàng ngày bà Xi vẫn cặm cụi với việc  mua rau của bà con trong làng ở chợ chiều tự phát vệ đường Lê Thị Hồng Gấm, sáng mang ra chợ Bà Định ngồi bán, ngày đắt cũng chỉ kiếm chừng 50 ngàn đồng đến 70 ngàn đồng nuôi sống gia đình. Bà Xi mong muốn, bằng cách nào đó anh Trương Sơn Tây được khám-chữa bệnh đến nơi đến chốn. Nếu bệnh không chuyển biến tích cực, cũng được hưởng trợ cấp người bệnh tâm thần; gia cảnh của bà nhiều người biết đến để kết nối yêu thương, giúp đỡ chứ tuổi già lại lắm bệnh, biết theo ông lúc nào, bỏ lại 2 người con ngây dại nhắm mắt sao yên!
Mọi sự giúp đỡ cho gia đình bà Nguyễn Thị Xi xin liên hệ Tòa soạn Báo Gia Lai-02A Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku (gặp chị Lệ Hằng-Phó Trưởng phòng Bạn đọc-Báo ảnh-Tư liệu Báo Gia Lai, số ĐT: 0943065095).
 ĐÌNH PHÊ

Có thể bạn quan tâm

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) vừa tổ chức kết nghĩa với làng Plei Hlốp.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.
602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

602 phần quà tặng người nghèo, người khuyết tật huyện Krông Pa, Đak Đoa và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 16 và 17-3, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội Chữ thập đỏ các huyện: Krông Pa, Đak Đoa, Đak Pơ và Đoàn từ thiện Phước Huệ (phường 15, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh) tặng quà cho người dân tộc thiểu số nghèo, bệnh nhân phong, người khuyết tật tại địa phương.