Phát hiện thuốc kháng sinh Cefuroxim 500mg điều trị bệnh hô hấp, tiết niệu bị làm giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thuốc giả trên nhãn ghi viên nén dài bao phim Cefuroxim 500 mg (SĐK VD-27836-17, lô SX 71240820, NSX 240820, HD 240823. Cơ sở sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long) có các đặc điểm, dấu hiệu phân biệt với thuốc thật. Đó là nội dung thông tin về thuốc giả được Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc và người dân biết.

Cefuroxim 500 mg là kháng sinh được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn tiết niệu…; một số bệnh nhân phẫu thuật được chỉ định dùng thuốc để ngăn ngừa nhiễm trùng.

  Trên nhãn hộp thuốc giả, chữ “n” trong chữ “viên” bị lệch sang phải so với chữ “g”.
Trên nhãn hộp thuốc giả, chữ “n” trong chữ “viên” bị lệch sang phải so với chữ “g”.


Thông tin trên nhãn hộp thuốc giả, chữ “n” trong chữ “viên” bị lệch sang phải so với chữ “g”; còn thuốc thật, chữ “n” trong chữ “viên” bị lệch sang trái so với chữ “g” (ảnh). Trên vỉ thuốc giả, xung quanh viền in số lô-hạn sử dụng nhẵn bóng; còn vỉ thuốc thật viền xung quanh có gai. Thuốc giả là viên nén dài màu trắng (không bao phim), không trơn bóng, thành cạnh không sắc nét; thuốc thật là viên nén dài bao phim màu trắng, có mặt và cạnh trơn bóng.

Theo đó, Cục Quản lý Dược đề nghị các sở y tế thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng sản phẩm Cefuroxim 500 mg giả có các dấu hiệu nhận biết nêu trên; phối hợp các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc giả; báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm và nguồn gốc lô thuốc giả về Cục.

 

GIA BẢO

Có thể bạn quan tâm

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.