Cha đẻ của Muay Thái là ai?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các tài liệu lịch sử đầu tiên của Muay Thái được xác nhận vào những năm đầu thế kỉ 13 – hình thành qua nhiều năm chiến tranh liên miên giữa các dân tộc Miến Điện, Xiêm, Chăm… Muay Thái là tài sản chung được tích góp và xây dựng bởi kinh nghiệm võ thuật của toàn thể dân tộc Thái Lan...
Danh xưng “Cha đẻ” của Muay Thái được đặt ra trong cuộc xâm lược của Miến Điện năm 1767. Vua Miến Điện Lord Mangra và quân đội của ông đã lục soát các ngôi đền tráng lệ của Thái Lan và đánh cắp các báu vật Thái Lan. Nhiều người cố gắng bảo vệ thành phố đã bị bắt làm nô lệ. Trong số đó có Nai Khanom Tom.
Để ăn mừng chiến thắng của họ, Lord Mangra đã tổ chức một lễ hội. Nhà vua Miến Điện ra lệnh cho các tù nhân Thái Lan đi lên chống lại các chiến binh Miến Điện giỏi nhất trên sàn đấu.
 
Ảnh minh họa.
Khi đến lượt Nai Khanom Tom, ông yêu cầu cho một chút thời gian để chuẩn bị. Sau đó, ông tiếp tục đi vòng quanh sân, nhảy theo một nghi thức chậm rãi. Điều này khiến các chiến binh Miến Điện tin rằng Nai Khanom Tom đang nguyền rủa họ với những linh hồn xấu xa trước trận đấu của họ. Khi được yêu cầu giải thích, Nai Khanom Tom nói rằng nghi thức này là cách ông tôn trọng giáo viên, nghệ thuật chiến đấu và đất nước của ông. Người ta tin rằng truyền thuyết này giải thích nguồn gốc của Wai Kru vẫn được thực hiện bởi tất cả các võ sĩ Muay Thái trước một trận đấu ngày nay.
Nai Khanom Tom dễ dàng hạ gục đối thủ đầu tiên. Nhà vua sau đó đã đem thêm mười chiến binh nữa mà không cho Nai Khanom Tom nghỉ giữa các trận đấu. Bất chấp điều vô lý này, Nai Khanom Tom vẫn giành chiến thắng.Trận đấu đã gây chấn động vang dội trong người dân và binh lính Miến Điện lúc bấy giờ. Sau khi tìm cách chiêu dụ Khanom Tom ở lại Miến Điện mà bất thành, vua Angwa đã phải thương lượng với vua Thái đương thời về việc trả tự do cho Nai Khanom Tom.
Lord Mangra đã rất ấn tượng với khả năng của Khanom Tom khiến ông ta phải thốt lên rằng: “Mỗi phần của anh ta được ban phước với nọc độc. Ngay cả với hai bàn tay trắng, anh ta có thể hạ gục chín hoặc mười đối thủ. Nhưng Vua của anh bất tài và để mất đất nước trước kẻ thù. Nếu vua của anh ta tốt thì thành phố Ayutthaya sẽ không bao giờ sụp đổ”.
Nai Khanom Tom đã được trao trả lại sự tự do. Ông cũng được ban thưởng nhiều phụ nữ Miến Điện làm vợ và các phi tần. Nai Khanom Tom trở lại Thái Lan như một vị anh hùng và dành phần còn lại của đời mình để truyền dạy Muay Thái.
Đó là lần đầu tiên một cuộc thi đấu có sự tham gia của Muay Thái được tổ chức ở nước ngoài (không tính các trường hợp trong chiến tranh), và điều đó khiến cho nhân dân các nước, bao gồm cả Miến Điện và Thái Lan tôn sùng Nai Khanom Tom làm cha đẻ của Muay Thái. Truyền thuyết về Nai Khanom Tom được nhớ đến hàng năm vào ngày 17 tháng 3, người Thái Lan kỷ niệm ngày Nai Khanom Tom để tỏ lòng tôn kính với chiến binh Muay Thái vĩ đại nhất trong lịch sử.
DNVN/Theo vothuat.vn

Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Toàn (bìa phải) trong hành trình đạp xe xuyên Việt. Ảnh: L.V.N

Xuyên Việt bằng xe đạp ở tuổi lục tuần

(GLO)- Với những thanh niên khỏe mạnh, việc đạp xe xuyên Việt đã là thử thách rất lớn vì đòi hỏi thể lực, sức bền cùng sự quyết tâm. Thế nhưng, ông Nguyễn Văn Toàn (SN 1962, tổ 5, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) đã làm được điều đó khi ở tuổi lục tuần.