Các trạm BOT thu bình quân hơn 1.000 tỷ đồng/tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 21-5, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã công bố doanh thu, lưu lượng các trạm thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ trong quý 1. Theo đó, bình quân mỗi tháng, các phương tiện đã trả hơn 1.000 tỷ đồng tiền phí lưu thông qua trạm BOT.
 
Cụ thể, hiện có 57 dự án đang thu phí trên toàn quốc với số thu trong quý 1 là hơn 3.379 tỷ đồng. Trong đó, số thu tháng 1 là 1.205 tỷ đồng, tháng 2 là hơn 989 tỷ đồng, tháng 3 là khoảng 1.184 tỷ đồng.
Để đảm bảo công tác thu phí được thực hiện đúng quy định, Tổng cục ĐBVN đang thực hiện giám sát hoạt động thu phí BOT đường bộ với các trạm thu phí, gồm: Phả Lại (quốc lộ 18, Bắc Ninh); Tam Nông (Phú Thọ); cầu Thái Hà (Thái Bình); Tiên Cựu (quốc lộ 10, Hải Phòng), trạm quốc lộ 38, quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) qua Đắk Nông và Đắk Lắk, cầu Rạch Miễu, cầu Cổ Chiên, cầu Mỹ Lợi và trạm quốc lộ 1 Bình Thuận. Thành phần đoàn giám sát gồm lãnh đạo các Cục Quản lý đường bộ, đại diện Tổng cục Đường bộ, Cục Thuế các tỉnh có trạm thu phí BOT, Cục An ninh kinh tế, Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an).
Về tình trạng 26 dự án có doanh thu giảm so với hợp đồng, dẫn đến nguy cơ rủi ro, phát sinh nợ xấu cho các ngân hàng thương mại, Tổng cục ĐBVN cho biết hiện Bộ Giao thông Vận tải đang chỉ đạo nghiên cứu, xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 
Bích Quyên (SGGP)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.