Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên là Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 28-6, Tỉnh ủy Gia Lai ban hành Quyết định số 591-QĐ/TU về việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh.

Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh gồm 15 đồng chí do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên làm Trưởng ban Chỉ đạo.

Đồng chí Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

Các đồng chí: Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Huỳnh Quang Thái-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Thái Thanh Bình-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh là Phó Trưởng ban Chỉ đạo.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên là Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Gia Lai
Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên là Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy


Ủy viên gồm các đồng chí: Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Huỳnh Thế Mạnh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Kim Giàu-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Dương Minh Đức-Tỉnh ủy viên, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Trần Hữu Đức-Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh; Phạm Duy Lam-Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân; Nguyễn Đình Quang-Bí thư Ban cán sự Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân; Lê Thị Ngọc Lam-Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh; Đặng Ngọc Linh-Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Tỉnh ủy.

Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh có nhiệm vụ tham mưu, giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng-chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh thực hiện theo Quy định số 67-QĐ/TW, ngày 2-6-2022 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của ban chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng-chống tham nhũng, tiêu cực và hướng dẫn của các cơ quan chức năng cấp trên.

Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh có con dấu riêng và sử dụng tài khoản của Văn phòng Tỉnh ủy để phục vụ hoạt động. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh là Ban Nội chính Tỉnh ủy.

Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế làm việc để hoạt động.

Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu lực kể từ ngày ký.
 

HÀ SỰ

 

Có thể bạn quan tâm

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Trần Quốc Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên

(GLO)- Sáng 16-11, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trần Quốc Cường-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thôi giữ chức Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên nhiệm kỳ 2020-2025. Quyết định có hiệu lực từ 15-11.
Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Đoàn Anh Dũng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ban Tổ chức Trung ương công bố quyết định của Ban Bí thư về việc luân chuyển, chỉ định cán bộ tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đối với ông Đoàn Anh Dũng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

Đến năm 2026, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có 101.546 biên chế

(GLO)- Đến năm 2026, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 101.546 biên chế. Tổng biên chế công chức, biên chế của các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương bảo đảm đến hết năm 2026 là 103.300 biên chế.