500 chuyên gia bảo mật 'bó tay' trước con chip 'bất khả xâm phạm'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
500 chuyên gia, nhà nghiên cứu về an ninh mạng không thể hack được con chip Morpheus trong thời gian ba tháng.

Nhiều chuyên gia 'bó tay' trước sự bảo mật của Morpheus. ẢNH: GETTY IMAGES
Nhiều chuyên gia 'bó tay' trước sự bảo mật của Morpheus. ẢNH: GETTY IMAGES
Theo pcgamer, con chip Morpheus do Đại học Michigan (Mỹ) phát triển đã vượt qua bài kiểm tra bảo mật được xem là khó nhất từ tước đến nay. Cụ thể, trong vòng ba tháng, 500 chuyên gia, nhà nghiên cứu về an ninh mạng tìm mọi cách để hack cho bằng được con chip Morpheus. Tuy nhiên, kết thúc "bài kiểm tra", con chip "bất khả xâm phạm" này không bị tổn hại đáng kể nào.
Các chuyên gia cho rằng dù trải qua ba tháng bị hack liên tục chẳng suy suyển gì thì cũng chưa thể chứng minh Morpheus hoàn toàn "bất khả xâm phạm" 100%. Tuy nhiên chắc chắn một điều độ bảo mật của nó thì không thể xem thường.
"Bài kiểm tra" trên do DARPA, đơn vị phát triển công nghệ thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, tiến hành từ tháng 6 - 8.2020.
Theo pcgamer, Morpheus được các nhà thiết kế ứng dụng công nghệ "mã hóa và chuyển đổi". Cụ thể, khi hệ thống đang hoạt động Morpheus sẽ trộn lẫn các dữ liệu chính của người dùng, chẳng hạn như vị trí, định dạng... một cách ngẫu nhiên. "Điều đó giống như bạn đang cố gắng sắp xếp lại một khối rubik có khả năng tự đảo vị trí của mình sau mỗi lần chớp mắt. Việc này giống như một câu đố không có lời giải. Đây là vấn đề thách thức cho các hacker muốn tấn công Morpheus", Todd Austin, trưởng dự án chia sẻ.
"Các dòng mã khi lập trình sẽ có phát sinh lỗi và lỗ hổng bảo mật. Còn với Morpheus, ngay cả khi hacker phát hiện ra lỗi, các thông tin cần thiết để khai thác thì những lỗi đó sẽ biến mất trong vòng vài mili giây", Todd Austin nói thêm.
Cũng có ý kiến lo ngại việc xáo trộn dữ liệu của chip sẽ gây khó khăn cho việc thiết kế cũng như người sử dụng, tuy nhiên Austin lên tiếng trấn an và cho rằng không vấn đề gì. Việc này cũng không ảnh hưởng gì đến hiệu suất thức tế của hệ thống. Theo đánh giá thì công nghệ này chỉ ảnh hưởng đến 1% hiệu suất hệ thống.
Theo Hải Trần (TNO)

Có thể bạn quan tâm