Hội An mở cửa tham quan thêm hội quán người Hoa ở phố cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một hội quán của người Hoa với sự độc đáo về kiến trúc vừa được thành phố Hội An (Quảng Nam) mở cửa phục vụ khách tham quan.

1
Thành phố Hội An vừa khai trương điểm tham quan hội quán Hải Nam ở số 10 đường Trần Phú. Hội quán này nằm sát tuyến đường đi bộ ở khu phố cổ.
2
Hội quán Hải Nam trước đây gọi là Quỳnh Phủ Hội quán, được xây dựng từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 19, với lối kiến trúc cổ của Trung Hoa. Hội quán còn đầy đủ các gian chính điện, nhà Đông, nhà Tây, sân trước, sân sau...
3
Trải qua thời gian và các biến cố lịch sử, hội quán người Hoa ở Hội An vẫn được bảo tồn nguyên vẹn về kiến trúc, tín ngưỡng thờ phụng, phong tục tập quán. Trước Hội quán Hải Nam, thành phố Hội An đã đưa vào tham quan các di tích như Hội quán Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu.
4
Hội quán Hải Nam có nhiều điểm riêng biệt so với các hội quán được đưa vào điểm tham quan trước đây, trong đó giữa chánh điện là một bộ thờ bằng gỗ sơn son thiếp vàng miêu tả cảnh sinh hoạt tam giới "Trời, Đất, Thủy Cung" hết sức độc đáo.
5
Phía trong long môn là bài vị 108 anh linh - tương truyền là những thương nhân chết oan trên biển vì quan quân tưởng nhầm là cướp biển nên bắn đại bác vào thuyền, sau đó được vua Tự Đức giải oan và sắc phong "Nghĩa Liệt Chiêu Ứng", cấp đất lập miếu thờ phụng.
6
Tất cả những họa tiết bằng gỗ phía trong Hội quán Hải Nam đều được đặt các nghệ nhân chế tác tại Trung Quốc, vận chuyển bằng đường biển đến thương cảng Hội An, chuyển về hội quán lắp ráp, tuổi thọ trên 100 năm.
7
Từ chánh điện nhìn ra, phía bên trái có bàn thờ Thần Tài, phía bên phải thờ Tiền Hiền với ý nghĩa cầu mong tiền tài và được các bậc tiền nhân che chở. Trong ảnh là nơi thờ Tiền Hiền.
8
Bên trong Hội quán có nhiều tài liệu liên quan đến câu chuyện 108 anh linh được vua Tự Đức giải oan.
9
Hội quán có hai dãy ghế cổ trên 100 năm tuổi, được đóng và chuyển từ Trung Quốc sang. Lưng và mặt ghế được lót đá tự nhiên, xung quanh điểm khảm trai.

Theo những người trông coi hội quán, vài năm trước giới chơi đồ cổ đến hỏi mua những chiếc ghế này, với giá hơn 10 triệu/chiếc nhưng hội quán không bán.
10
Trên mái nhà cổ, có nhiều linh vật được đặt ở nhiều hướng khác nhau.
11
Một phần mái nhà tại Hội quán Hải Nam được trồng cây xanh.
12
Mỗi năm, Hội quán tổ chức hành lễ vào các dịp 2/1 và 15-6 Âm lịch.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Chư Păh đa dạng hóa sản phẩm du lịch

(GLO)- Có bề dày văn hóa truyền thống với các lễ hội, làng nghề đặc trưng của người Jrai, Bahnar và tiềm năng du lịch thiên nhiên ưu đãi, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch trải nghiệm…
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Du lịch 'trốn nóng' lên ngôi

Kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5 chứng kiến nắng nóng gay gắt như đổ lửa trải dài từ Bắc vào Nam, nên những bãi biển mát lạnh hay vùng núi cao ngập cây xanh trở thành ưu tiên của nhiều gia đình đi chơi dịp này với quan điểm: Du lịch là phụ, trốn nóng là chính.
Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

Bãi tắm trên sông Pô Cô hút khách dịp lễ

(GLO)-

Giữa núi rừng hùng vĩ tại xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) có một bãi tắm được ví như “biển trên núi”. Trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, bãi tắm ở dòng sông Pô Cô đã thu hút hàng ngàn lượt người đến vui chơi, thưởng ngoạn.

Du lịch xanh “lên ngôi”

E-magazineDu lịch xanh “lên ngôi”

(GLO)- Gia Lai có các tuyến giao thông đường bộ thuận lợi, những điểm cắm trại lý tưởng trong rừng, thác nước, nhất là các địa điểm du lịch đều gắn với thiên nhiên.