Gia Lai: Nhiều khó khăn, thách thức trong hoạt động xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hoạt động xuất khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2016 ở Gia Lai vẫn chưa đạt được những kết quả như kỳ vọng. Điều này đồng nghĩa với việc mục tiêu đạt 400 triệu USD kim ngạch xuất khẩu trong năm 2016 của tỉnh đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

Kim ngạch xuất khẩu giảm

Năm 2016, tỉnh ta đặt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 400 triệu USD (tăng 29% so với năm 2015). Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 57,81 triệu USD (bằng 14,45% kế hoạch, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2015).

 

Thu hoạch mủ cao su.
Giá mủ cao su bị sụt giảm đã ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Ảnh: PV

Theo ông Nguyễn Tấn Thành-Phó Giám đốc Sở Công thương, tình hình xuất khẩu cà phê không thuận lợi, giá cao su vẫn ở mức thấp là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của tỉnh. Cụ thể, do thị trường cà phê thế giới đang trong giai đoạn cung vượt cầu nên giá cà phê xuất khẩu bình quân chỉ ở mức 1.530 USD/tấn, giảm 7% so với cùng kỳ. Đối với mặt hàng cao su, tuy đã có dấu hiệu phục hồi về sản lượng xuất khẩu (tăng 24,18%) nhưng giá cả lại giảm đến 15%.

Cùng với việc giá cả các mặt hàng nông sản xuống thấp, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong 2 tháng đầu năm 2016 bị giảm còn do hoạt động xuất khẩu tại địa phương còn nhiều hạn chế. Mặc dù năng lực sản xuất mỗi năm trên 180 ngàn tấn cà phê, 32 ngàn tấn tiêu hạt, 13 ngàn tấn hạt điều và có khoảng 100 ngàn ha cao su… song khối lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh chỉ chiếm 25-30% sản lượng, phần còn lại là các doanh nghiệp ngoại tỉnh đến thu mua để xuất khẩu. Bên cạnh đó, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản ở dạng sơ chế, chất lượng chưa cao, giá trị gia tăng thấp, mức giá các doanh nghiệp ký kết thường thấp hơn so với thế giới. Toàn tỉnh có 40 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhưng hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, vốn ít; phương thức xuất khẩu chủ yếu là qua nhà nhập khẩu trung gian, chưa có khả năng tiếp cận người tiêu dùng của các nước nên giá trị xuất khẩu chưa cao và quá phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống.

Cần nhiều nỗ lực

Trong tháng 2-2016, Bộ Công thương đã tổ chức các hội nghị tham tán thương mại tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Theo ông Nguyễn Tấn Thành, hội nghị là cơ hội cho doanh nghiệp cả nước nói chung và Gia Lai nói riêng nắm bắt thông tin và tiếp cận các thị trường xuất khẩu mới. Đặc biệt, thông tin từ các tham tán Việt Nam tại Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Liên bang Nga và Hàn Quốc đã giúp các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý có cái nhìn sâu sắc hơn về các Hiệp định thương mại tự do. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tận dụng được các cơ hội mang lại từ các hiệp định, tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có thế mạnh của khu vực; đồng thời hạn chế những rủi ro khi tham gia xuất khẩu vào các thị trường này.

Nhanh chóng tìm được thị trường mới ngay sau khi tham gia Hội nghị tham tán thương mại 2016 tại Đà Nẵng, ông Lê Đức Tánh-Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah cho biết: Công ty đã liên hệ với đối tác tại Pakistan nên khả năng trong năm 2016 sẽ có nhiều đơn hàng lớn đến từ nước này. Bên cạnh đó, Công ty cũng xác định được nhiều thị trường có nhu cầu cao về cao su như Ấn Độ, Afghanistan, Indonesia… Để có thể xuất khẩu sang các thị trường này, Công ty sẽ đầu tư nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, xây dựng bộ máy chuyên nghiệp từ việc chào hàng, chất lượng giao dịch, mẫu mã, kiểm tra chất lượng cho đến maketing, quảng bá hình ảnh.

Cũng theo ông Nguyễn Tấn Thành, để có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển theo chiến lược lâu dài, bên cạnh sự nỗ lực vận động của doanh nghiệp, tỉnh cũng sẽ tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp các giải pháp tìm kiếm thị trường, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác thông tin dự báo và đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, tỉnh sẽ xây dựng cơ chế, chính sách linh hoạt hơn nữa trong thu hút đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư các dự án sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cao su, cà phê.

Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.