Từ 15 giờ ngày 3-12, giá xăng Ron 92 và E5 cùng giảm 258 đồng/lít

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thông báo của liên bộ Tài chính-Công Thương cho biết, kể từ 15 giờ 00 phút ngày 3-12, các mặt hàng xăng dầu trong nước sẽ đồng loạt điều chỉnh.

Theo đó, xăng Ron 92 và xăng E5 sẽ cùng giảm 258 đồng/lít; dầu diesel 0,05S giảm 283 đồng/lít; dầu hỏa giảm 446 đồng/lít và dầu mazút 3,5S giảm 384 đồng/kg.

Quyết định của liên bộ đưa ra cũng yêu cầu doanh nghiệp đầu mối trong nước giữ nguyên mức trích lập quỹ bình ổn ở mức 300 đồng/lít đối với xăng khoáng và điều chỉnh mức trích lập của dầu diesel từ 208 đồng/lít lên 300 đồng/lít.

Như vậy, sau khi điều chỉnh, mức giá trần của xăng Ron 92 sẽ là 16.796 đồng/lít, trong khi xăng E5 không vượt quá 16.301 đồng/lít.

Cũng theo công văn này, liên bộ cũng đưa ra mức giá trần đối với dầu diesel 0,05S là 13.230 đồng/lít, trong khi dầu hỏa cũng có giá tối đa là 12.201 đồng/lít và dầu mazút 3,5S cao nhất là 9.104 đồng/kg.

Lý giải việc điều chỉnh trên, liên bộ cho biết, giá thành phẩm xăng dầu trong 15 ngày vừa qua, tính từ ngày 18-11 đến hết ngày 2-12 đã hạ nhiệt trở lại.

Cụ thể, đối với mặt hàng xăng Ron 92 mức giảm khoảng 2,3 USD/thùng, trong khi các mặt hàng dầu cũng ​giảm từ 1,5-2,5 USD/thùng.

Theo quy định tại Nghị định 83/CP về kinh doanh xăng dầu, trong chu kỳ tính giá cơ sở nếu giá mua vào lỗ thì sẽ điều chỉnh giá bán lẻ tăng, ngược lại, nếu phát sinh lời sẽ giảm giá.

Lần điều chỉnh gần đây nhất hôm 18-11, giá xăng RON 92 được Petrolimex giảm 180 đồng/lít và niêm yết ở mức 17.050 đồng một lít, trong khi xăng E5 cũng có mức giảm tương tự và giá bán ra là 16.550 đồng/lít.

Giá mặt hàng dầu diesel không thay đổi, nhưng dầu hỏa tăng 120 đồng/lít, còn dầu mazút giảm 90 đồng/kg. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 6 lần tăng, 11 lần giảm.

M.Thi

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

Xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp cần nghiên cứu quy định về cơ chế giá, phí truyền tải

(GLO)- Thường trực Chính phủ yêu cầu trong quá trình xây dựng nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn cần nghiên cứu các quy định về cơ chế giá, phí truyền tải và các chi phí phát sinh khác.