Cần có sự phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 20-9 tại Khách sạn Tre Xanh (TP. Pleiku) Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp) đã tổ chức Hội nghị triển khai một số giải pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020. Dự và chủ trì Hội nghị có ông Nguyễn Quốc Trị-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp-Cục trưởng Cục Kiểm lâm; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai cùng lãnh đạo và lực lượng kiểm lâm 5 tỉnh Tây Nguyên…
 

Ảnh:  Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Báo cáo tại Hội nghị cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2016 toàn vùng Tây Nguyên đã phát hiện và xử lý 3.858 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, giảm 839 vụ so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, nội dung vi phạm chủ yếu là phá rừng trái phép 636 vụ, giảm 82 vụ so với cùng kì; khai thác gỗ trái phép 433 vụ giảm 94 vụ; mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép 1.889 vụ, giảm 395 vụ; vi phạm chế biến lâm sản trái với các quy định của Nhà nước 350 vụ, tăng 26 vụ… các cơ quan chức năng đã xử lý 3.335 vụ, trong đó hình sự 108 vụ, hành chính 3.227 vụ.

Bên cạnh đó, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có đến 597 dự án chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp với diện tích 128.713 ha. Tính đến cuối tháng 8-2016 các tỉnh Tây Nguyên còn 745 cơ sở, doanh nghiệp và hộ kinh doanh chế biến gỗ. Trong đó, tỉnh có nhiều cơ sở chế biến kinh doanh nhiều nhất là Gia Lai với 115 doanh nghiệp.

Đặc biệt, tình hình chống người thi hành công vụ tại các tỉnh Tây Nguyên có chiều hướng gia tăng. Tính từ năm 2015 đến tháng 8-2016 đã xảy ra 20 vụ chống người thi hành công vụ có tổ chức làm 1 người chết, 30 người bị thương..

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tại các tỉnh Tây Nguyên xảy ra nhiều nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để là do chính quyền cơ sở ở nhiều nơi còn thiếu kiên quyết trong xử lí đối với tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ; giá trị sản phẩm các loại cây công nghiệp ngày càng cao…

Phát biểu kết luận tại Hội nghị ông Nguyễn Quốc Trị-Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm Nghiệp-Cục trưởng Cục Kiểm lâm nhấn mạnh: Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và diện tích rừng bị thiệt hại tại các tỉnh Tây Nguyên có giảm, nhưng vẫn còn nhiều bất cập như lâm tặc ngày càng tăng, hoạt động tinh vi và có tổ chức. Trong thời gian tới các địa phương trong vùng cần tìm hiểu những tồn tại, bất cập trong hệ thống văn bản để tham mưu cho các cấp sửa đổi phù hợp. Cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các cấp, ngành. Kiên quyết xử lý nghiêm các chủ rừng để xảy ra mất rừng. Kiên quyết rừng phải có chủ thực sự để quản lý tốt hơn. Ứng dụng công nghệ trong quản lý bảo vệ rừng, theo dõi và cảnh báo về nguy cơ cháy rừng… đặc biệt lực lượng kiểm lâm ngoài nhiệm vụ giữ rừng còn phải biết phát triển rừng, làm công tác dân vận, khuyến nông, khuyến lâm…

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Sức mạnh ở Tiểu đoàn SPG-9

Sức mạnh ở Tiểu đoàn SPG-9

(GLO)- Tiểu đoàn SPG-9 (Tiểu đoàn 15), Sư đoàn 320, Quân đoàn 3 được trang bị hỏa lực mạnh, cơ động nhanh là một trong những lực lượng chủ công của Sư đoàn 320 khi thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ địa bàn.


Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

(GLO)- Cùng với lực lượng Cảnh sát Cơ động (CSCĐ) cả nước, Phòng CSCĐ (tiền thân là lực lượng An ninh vũ trang thuộc Ban An ninh Gia Lai) đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh để tiến lên hiện đại. Với những chiến công xuất sắc, Phòng CSCĐ được Đảng, Nhà nước khen tặng nhiều phần thưởng cao quý.