Ia Grai: Chủ động nguồn nước tưới vụ Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Nguồn nước vẫn đủ cho vụ Đông Xuân 2016-2017, tưới cà phê đợt 2 và có thể tưới thêm ít nhất một đợt nữa cho cây cà phê. Đó là nhờ thời tiết năm nay tương đối thuận lợi, kết hợp với công tác quản lý, điều tiết và sử dụng hiệu quả nguồn nước”-ông Đào Lân Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai cho biết.

Vụ Đông Xuân năm trước, cánh đồng làng Ó (xã Ia Sao) có hàng chục ha lúa bị khô hạn dẫn đến mất trắng; người dân phải trắng đêm chờ nước để tưới cà phê. Ngược lại, năm nay nguồn nước tương đối đảm bảo. Ông Phạm Hồng Phương (làng Ó, xã Ia Sao) cho hay: “Năm nay, mưa kết thúc muộn, nước ở các ao, hồ, suối ổn định nên đủ nước tưới cây trồng”.

 

Bơm nước tưới cà phê.                                                                                                                                                          Ảnh: L.N
Bơm nước tưới cà phê. Ảnh: L.N

Vụ Đông Xuân 2016-2017, toàn huyện Ia Grai gieo trồng 1.300 ha lúa nước. Cùng với đó, trên địa bàn huyện có hơn 17.000 ha cà phê. Hiện nay, tại địa bàn các xã phía Nam huyện, nông dân đã tưới cà phê được 2 đợt, còn các xã phía Tây và khu vực trung tâm huyện chuẩn bị tưới nước đợt 3. Diện tích lúa nước phát triển tốt, đang ở giai đoạn làm đòng, nhiều diện tích xuống giống sớm đã cho thu hoạch như tại cánh đồng Ia Tô, Ia Grăng. Để đảm bảo nước tưới, cơ quan chuyên môn huyện đã phân bổ nguồn nước hợp lý, tránh tình trạng tranh chấp giữa các hộ dân, các loại cây trồng, triển khai thành lập các tổ chống hạn, điều tiết nước tưới các khu vực, các cánh đồng và tu sửa, nâng cấp công trình hồ đập, thủy lợi trên địa bàn.

Ông Nguyễn Đăng Lưu-Đội phó Đội Quản lý khai thác công trình thủy lợi huyện Ia Grai cho biết: Trước khi vào vụ tưới, huyện thành lập phương án chống hạn vụ Đông Xuân, phân công cán bộ phụ trách các xã và thành lập các tổ, đội điều tiết nước tưới tại các cánh đồng. Thành viên các tổ, đội là những người dân sở tại do dân bầu ra có nhiệm vụ phân công lịch tưới, tránh tưới đồng loạt, tranh chấp nước tưới. Ngoài ra, ngay từ đầu mùa khô, huyện đã trích kinh phí hơn 3,3 tỷ đồng tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi. Cụ thể, huyện đã triển khai đào vét lòng hồ Ia Năng (xã Ia Kha), hồ Ia Lâm và Ku Tong (xã Ia Pếch) với tổng kinh phí 1 tỷ đồng; bê tông cứng mặt đập thượng lưu hồ Ku Tong với kinh phí 1,3 tỷ đồng; kiên cố 970 mét kênh bê tông làng Nú (xã Ia Sao) 1,1 tỷ đồng, thay mới van thủy lợi làng Me (xã Ia Hrung); sửa chữa, nạo vét, phát dọn 15,3 km kênh mương của 7 công trình thủy lợi với tổng kinh phí 680 triệu đồng… Hiện tại, 22 công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đang phát huy hiệu quả.

Trao đổi với P.V, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai cho biết thêm: Ngoài các giải pháp tích nước, huyện còn triển khai các giải pháp điều chỉnh lịch thời vụ để tránh hạn. Theo đó, tại một số cánh đồng, chúng tôi đẩy lịch thời vụ sớm hơn 15-20 ngày. Việc triển khai các phương án chống hạn thực hiện rất tốt, đến nay, chưa nơi nào xảy ra thiếu nước. Qua đánh giá, có thể khẳng định sản xuất Đông Xuân đảm bảo nước tưới, cũng như với cây cà phê.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.