Di dân tự do: Hệ lụy dai dẳng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm qua, tình trạng dân di cư tự do từ các tỉnh miền núi phía Bắc “nhảy dù” vào định cư tại tỉnh Gia Lai vẫn âm ỉ xảy ra. Một số hộ dân di cư tự do đã lén lút vào rừng sâu thuê đất sản xuất gây không ít khó khăn cho chính quyền địa phương.

Một căn lều do người dân di cư tự do dựng tạm trong khu vực rừng thuộc xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa năm 2010. Ảnh: Tiến Dũng
Một căn lều do người dân di cư tự do dựng tạm trong khu vực rừng thuộc xã Ia Hdreh, huyện Krông Pa năm 2010. Ảnh: Tiến Dũng

Cách đây hơn một tháng, tại xã Hà Tây (huyện Chư Pah), các lực lượng chức năng của huyện đã phát hiện 4 hộ dân tộc Mông với 28 nhân khẩu đến cư trú bất hợp pháp tại khoảnh 7, tiểu khu 191 thuộc lâm phần quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Pah. Các hộ trên đã dựng nhà tạm và thuê đất của người dân xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa) để canh tác các loại cây trồng ngắn ngày như mì, đậu xanh, lúa… Trước đó, vào năm 2015, cũng tại xã Hà Tây, có 6 hộ dân tộc Mông với 27 nhân khẩu đến tiểu khu 186 và 191 dựng nhà tạm và canh tác các loại cây trồng.

Không chỉ ở huyện Chư Pah, một số địa phương khác trong tỉnh đến thời điểm này vẫn chưa giải quyết ổn thỏa những vấn đề di dân tự do từ nhiều năm trước để lại. Còn nhớ, năm 2008, một số hộ người Dao từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào sinh sống cách làng Lơ Pơ (xã Chư Krey, huyện Kông Chro) khoảng 4,5 km. Tại đây, các hộ di dân tự do đã mua lại một số nương rẫy của các hộ người Bahnar và các hộ dân từ thị xã An Khê đến xâm canh. Ngoài ra, các hộ này còn khai hoang các vùng đồi trọc làm đất sản xuất. Một năm sau lại có thêm một số người di cư vào ở chung với bà con, gia đình, dòng họ. Đến nay, tại khu vực này đã có 43 hộ dân di cư tự do với 175 nhân khẩu gồm các dân tộc Dao, Nùng và cả người Kinh, tăng 27 hộ, 111 nhân khẩu so với năm 2009. Các hộ đang sử dụng gần 139 ha đất, trong đó đất lâm nghiệp gần 122 ha, đất nông nghiệp 17 ha.

Thực trạng dân di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào địa bàn tỉnh đã xảy ra từ nhiều năm nay. Dù tình trạng di dân tự do hiện nay không còn ồ ạt như những năm trước, song cũng để lại nhiều cái khó cho địa phương. Ông Nê Y Kiên-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah cho biết: Các trường hợp di dân tự do vào địa bàn xã Hà Tây, huyện đã thuê xe di dời ra khỏi rừng và đưa họ về nơi cư trú tại tỉnh Đak Nông. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc giải quyết tình trạng di dân tự do là họ vào khu vực rừng sâu, hiểm trở nên việc tổ chức đưa dân di cư tự do ra ngoài rất khó khăn. Bên cạnh đó, họ đến thuê đất của người dân xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa)  để sản xuất nhưng đất ấy lại nằm trên địa bàn xã Hà Tây nên rất khó quản lý.

Còn theo ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó chủ tịch UBND huyện Kông Chro: Ủy ban nhân dân huyện đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng người dân di cư tự do mua bán, chuyển nhượng đất bất hợp pháp; tranh chấp lấn chiếm đất đai phá rừng làm nương rẫy. Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân di cư tự do trở về nơi cư trú ban đầu. Chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, nắm chắc tình hình biến động dân cư, kịp thời phát hiện những hộ dân di cư tự do đến địa phương để ngăn chặn, xử lý. Nhờ vậy, từ cuối năm 2012 đến nay, không có thêm trường hợp dân di cư tự do nào vào địa bàn huyện.

 

Cũng theo ông Ẩn, 43 hộ dân di cư tự do định cư tại gần làng Lơ Pơ đang trở thành bài toán khó cho địa phương. Bởi lẽ, các hộ dân trên đồng loạt làm đơn xin được định cư ổn định tại địa điểm đang sản xuất mặc dù huyện đã có văn bản trả lời không thống nhất cho các hộ dân định cư trên đất lâm nghiệp và phải di dời đến điểm bố trí dân cư do huyện sắp xếp. Do vậy, hiện nay huyện đã yêu cầu các hộ dân cam kết không lấn chiếm đất, phá rừng, ken cây... tại khu vực sản xuất gần rừng, liền rừng; không được xây dựng nhà trái phép trên đất lâm nghiệp. “Hiện tại, 43 hộ dân di cư tự do không còn xâm lấn đất rừng để sản xuất mà chỉ tập trung thâm canh trên diện tích đất đang có. Huyện đang thống kê đất của từng hộ dân và đào rãnh phân giới với đất sản xuất trước đây; quản lý chặt chẽ số hộ và diện tích đất đang canh tác”-ông Ẩn cho biết thêm.

Liên quan đến vấn đề dân di cư tự do, ông Phạm Văn Long-Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho hay: Tình trạng dân di cư tự do hiện nay trên địa bàn tỉnh đã ổn định và không còn là điểm nóng như những năm trước đây. Kết quả tích cực này là nhờ các địa phương đã chủ động giải quyết, nắm bắt thông tin nhanh, có giải pháp hợp lý không để dây dưa.

Diệp Linh

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

(GLO)- 

Bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn tại Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui năm 2024 được UBND huyện Phú Thiện tổ chức trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Phiên chợ nông sản cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản vật đặc trưng của địa phương đến với du khách trong và ngoài tỉnh.

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.