Khó giải bài toán dân di cư tự do

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Di dân tự do vẫn còn là nỗi lo khá dài của xã Yang Nam (huyện Kông Chro). Nhiều năm gần đây, số dân di cư từ tỉnh khác đến với số lượng tăng dần, người ở người đi, không báo cáo địa phương khiến công tác quản lý cũng như việc giúp dân ổn định cuộc sống của chính quyền xã gặp nhiều khó khăn.
 

Những ngôi nhà của dân di cư tự do dựng tạm bợ trên nương rẫy của mình.  Ảnh: Phương Vy
Những ngôi nhà của dân di cư tự do dựng tạm bợ trên nương rẫy của mình. Ảnh: Phương Vy

Hiện tại, trên địa bàn xã Yang Nam có 23 hộ dân tộc Tày, Nùng di cư từ tỉnh Đak Lak, Đak Nông sang sống tập trung tại hai làng Hlang 1 và Hlang 2. Trong đó đã có 2 hộ có khẩu, 3 hộ khác nhập chung sổ hộ khẩu với anh em, con 18 hộ vẫn còn trong diện tạm trú, chưa có nhà ở cố định.

Đến làng Hlang 2, nơi có nhiều gia đình người dân di cư tự do đang sinh sống, giữa những rẫy bắp, rẫy mì thấp thoáng một vài ngôi nhà cấp 4 hoặc vài lán trại dựng tạm bợ. Hầu hết các gia đình này sau khi di cư sang thì tìm mua lại đất rẫy của người địa phương rồi dựng nhà ở tạm. Gia đình ông Bế Văn Lập từ Đak Lak sang sinh sống ở làng Hlang 2 này đã được 3 năm. Với 1 ha đất mua lại, ông dành ra một mảnh nhỏ cất đủ ngôi nhà để cả gia đình cùng ở, diện tích còn lại ông trồng mì, trồng bắp. Tương tự, gia đình chị Đàm Thị Nết (28 tuổi) cũng sang định cư ở đây từ năm 2010 nhưng mãi đến tháng 3 vừa rồi, gia đình chị mới có sổ hộ khẩu. Ngôi nhà của chị xây tạm bợ, chỉ đủ kê hai chiếc giường, phía góc nhà là nơi để nông sản, chiếc ti vi cũ kỹ, căn bếp được che tạm bằng vài miếng ván nhỏ phía sau nhà. Sau gần 4 năm định cư tại đây, gia đình chị Nết cũng đã có trong tay 1,5 ha đất, trong đó chị dành 5 sào để làm ruộng lấy gạo ăn cho cả nhà, còn lại chị trồng mì là nguồn thu nhập chính. Thế nhưng mỗi năm 1 ha mì cũng chỉ đem lại cho gia đình chị khoảng 30 triệu đồng, khoản thu ấy khiến cuộc sống gia đình vẫn khá khó khăn, nhất là khi hai đứa con gái song sinh đang bước vào lớp mẫu giáo lớn.

 

Ủy ban Nhân dân huyện Kông Chro đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp mà bà con đang canh tác và thu một phần đất của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ia Pa sử dụng không hiệu quả để giải quyết đất sản xuất cho dân di cư. Ủy ban Nhân dân xã Yang Nam cũng đã có tờ trình UBND huyện về việc xin bổ sung quy hoạch xây dựng phương án sắp xếp, bố trí dân di cư trên địa bàn xã sau năm 2015. Theo đó, để tạo điều kiện cho dân di cư được sống hòa hợp với dân bản địa, chính quyền xã đề nghị thực hiện bố trí, xen ghép 21 hộ di cư (102 khẩu) tại làng Hlang 2 với tổng diện tích đất ở quy hoạch là 0,75 ha (khoảng 300 m2/hộ). Diện tích đất quy hoạch này đang được người làng Hlang 2 sử dụng nên chính quyền xã đề xuất UBND huyện có phương án hỗ trợ kinh phí để đền bù, hỗ trợ cho người dân địa phương, giúp dân di cư mau ổn định chỗ ở. Hy vọng, phương án trên nhanh chóng được phê duyệt để người dân yên tâm sản xuất, định cư, giúp chính quyền địa phương thuận tiện hơn trong công tác quản lý.

Đưa cho tôi chai nước giếng nhiễm phèn trắng đục, chị Nết thật thà bày tỏ: “Cuộc sống ở nơi ở cũ khó khăn quá nên chúng tôi mới phải di cư sang đây để mong được khá hơn. Gia đình tôi cũng muốn sống và sản xuất lâu dài ở đây vì các con cũng đã lớn, đến tuổi ăn học rồi nên cần ổn định. Nhưng cũng mong chính quyền giải quyết chỗ ở có nước sạch, chứ nước giếng chúng tôi tự đào ở đây vẫn còn đục lắm”.

Ông Đinh Văn Đèi-Chủ tịch UBND xã Yang Nam cho biết: “Sở dĩ người dân ồ ạt di cư vào địa phương là do người đi trước truyền tai, kéo rủ người đi sau mà phần đông là anh em, họ hàng với nhau. Người vào trước thì xin nhập khẩu vào ở chung với một gia đình nào đó, dần dần mua được đất ở, đất sản xuất rồi tách khẩu, về sau lại nhập anh em của mình di cư từ nơi khác sang. Ngoài ra, có nhiều người chuyển đến, cảm thấy không thích hợp một thời gian sau lại chuyển đi nơi khác. Không chỉ vậy, người dân di cư tự do sang thường không báo cáo chính quyền, hay sống ở ven bìa rừng rồi tự do khai hoang nên rất khó để quản lý”.

Phương Vy

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.