Cấp bách bảo vệ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thời gian qua, theo báo cáo của Tổng cục lâm nghiệp, tình trạng phá rừng lấy đất sản xuất, khai thác, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trái pháp luật còn diễn ra phức tạp, đặc biệt là các hành vi chặt phá rừng, khai thác gỗ, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép gây hậu quả nghiêm trọng ở một số địa phương.
 

 

Để ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm tình trạng trên, đồng thời khắc phục những thiếu sót, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp, các ngành ở địa phương triển khai thực hiện quyết liệt và có hiệu quả Chỉ thị 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.

Đồng thời chỉ đạo các lực lượng liên ngành (kiểm lâm, công an, quân đội) duy trì hoạt động, phối hợp chặt chẽ, tổ chức thường trực tại hiện trường, hỗ trợ chủ rừng tăng cường kiểm tra, truy quét để phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi lấn chiếm đất rừng, chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép, kiên quyết xóa bỏ các “điểm nóng” về phá rừng, khai thác lâm sản trái phép.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm, các chủ rừng, cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm để xảy ra phá rừng, cháy rừng; rà soát, kiểm kê thu hồi toàn bộ diện tích đất rừng bị chặt phá, lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, hoặc chuyển mục đích sử dụng trái quy định của pháp luật để phục hồi rừng, đặc biệt tại các công ty, doanh nghiệp lâm nghiệp.

Các địa phương cũng cần khẩn trương thực hiện việc tổ chức sắp xếp, đổi mới Công ty lâm nghiệp trên địa bàn theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Cùng với đó, chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tấn, báo chí ở địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Theo Chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.