Kế hoạch trồng rừng bị “bể” do định mức đầu tư thấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Năm 2012, tỉnh có kế hoạch trồng mới 538,6 ha rừng phòng hộ (chủ yếu là thông 3 lá) tại 7 Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) gồm: Hà Ra 50 ha, Mang Yang 80 ha, Bắc An Khê 25 ha, Bắc Ia Grai 104 ha, Ya Hội 78 ha, Bắc Biển Hồ 100 ha và Ia Ly 100 ha. Tổng kinh phí để thực hiện việc trồng theo diện tích này trên 5,3 tỷ đồng. Định mức đầu tư bình quân cho 1 ha rừng trồng khoảng 10 triệu đồng.

Trong khi đó, Quyết định số 60/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định ngân sách nhà nước hỗ trợ cho việc trồng mới 1 ha rừng phòng hộ cho các tỉnh không quá 15 triệu đồng/ha, nếu thiếu các tỉnh tự cân đối nguồn ngân sách bổ sung cho các đơn vị trồng rừng.
 

Ảnh: Nguyễn Diệp
Ảnh: Nguyễn Diệp

Kế hoạch là vậy, nhưng đến nay chỉ có BQLRPH Bắc Biển Hồ trồng được 119 ha (vượt 19 ha so với kế hoạch), các đơn vị khác đều không thể thực hiện kế hoạch. Đây là một thực tế đáng buồn khi mà diện tích rừng trên địa bàn tỉnh ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo lý giải của cơ quan chuyên môn, nguyên nhân chính dẫn đến việc không hoàn thành kế hoạch là do nguồn vốn đầu tư cho 1 ha rừng trồng rất thấp so với thực tế.

Cụ thể là suất đầu tư năm nay chỉ 10 triệu đồng/ha, trong khi năm 2011 đã ở mức từ 11,9 triệu đồng đến 14,8 triệu đồng/ha và trong thời điểm hiện nay có thể lên đến 35-38 triệu đồng/ha. Do đơn giá quá thấp nên nhiều đơn vị không dám trồng. Bên cạnh đó, do kế hoạch giao muộn, các đơn vị không chủ động được nguồn cây giống. Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có công văn đề nghị UBND tỉnh cho các BQLRPH khác chuyển kế hoạch trồng rừng sang năm 2013.

Ông Tưởng Phúc-Trưởng ban QLRPH Ia Ly cho hay: Đơn vị được giao nhiệm vụ trồng mới 100 ha rừng phòng hộ trong năm nay  nhưng không thể thực hiện được vì hai nguyên nhân chính. Trước tiên, đơn vị không kịp chuẩn bị đất và chưa tìm được sự đồng thuận với người dân địa phương trong việc chuẩn bị đất trồng và bảo vệ. Bên cạnh đó, định mức đầu tư cho 1 ha rừng trồng rất thấp so với nhu cầu thực tế từ khâu trồng, chăm sóc và quản lý. Chính định suất đầu tư thấp đã tác động rất lớn đến công tác trồng rừng phòng hộ năm nay.

Là đơn vị duy nhất triển khai kế hoạch trồng rừng phòng hộ, ông Nguyễn Đức-Trưởng ban QLRPH Bắc Biển Hồ cho biết: “Do chủ động nguồn cây giống từ năm 2011, nên khi bước vào mùa mưa đơn vị đã trồng mới được 119 ha thông 3 lá. Tuy nhiên, so với những năm trước đây, con số trồng này thấp hơn (các năm trước trồng khoảng 200 ha)”. Cũng theo ông Đức, lực cản lớn nhất hiện nay là do định mức giá còn thấp so với thực tế. Muốn trồng rừng đạt kết quả cao, tỉnh cần nâng suất đầu tư và giao chỉ tiêu sớm để các đơn vị chủ động nguồn cây giống.

Nguyễn Diệp
 

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

Phú Thiện: Cơ hội quảng bá, tiêu thụ nông sản địa phương

(GLO)- 

Bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn tại Lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui năm 2024 được UBND huyện Phú Thiện tổ chức trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Phiên chợ nông sản cũng là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản vật đặc trưng của địa phương đến với du khách trong và ngoài tỉnh.