Kỷ luật 10 cán bộ nhân viên y tế

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sở Y tế Kon Tum cũng yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục sai sót, chấn chỉnh thái độ phục vụ, giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
Nơi bệnh nhân A Thiết tử vong sau 8 ngày điều trị.
Nơi bệnh nhân A Thiết tử vong sau 8 ngày điều trị.
Sau khi VOV phản ánh về sự tắc trách dẫn đến bệnh nhân A Thiết (35 tuổi), trú tại thôn 1, xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum tử vong sau 8 ngày điều trị tại Phân khu điều trị 2, thuộc Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai, Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã thành lập Đoàn kiểm tra và chính thức có hình thức xử lý kỷ luật đối với 10 cán bộ, nhân viên y tế liên quan.
Cụ thể bác sĩ Huỳnh Ngọc Bích, người trực tiếp chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân A Thiết phải chịu hình thức kỷ luật cảnh cáo đồng thời luân chuyển từ Phân khu điều trị 2 về công tác tại Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai; Kỷ luật hình thức khiển trách đối với 4 nhân viên: Ngô Thị Lâm Dung, Bùi Thị Hạnh, Nguyễn Thanh Tấn, Hà Thị Yến; phê bình 5 cán bộ, nhân viên, gồm: Võ Văn Quang, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai; A Nhung, Trưởng Phòng Kế hoạch- Nghiệp vụ; Hoàng Hữu Tùng, Phục trách Phòng Tổ chức- Hành chính và hai nhân viên Hà Thị Mỹ Hạnh, Đinh Thị Hồng Liên. 
Cùng với các hình thức kỷ luật đối với từng cá nhân liên quan đến vụ việc, Sở Y tế tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục sai sót, chấn chỉnh thái độ phục vụ, giao tiếp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; tiến hành đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên y tế đang công tác tại Phân khu điều trị 2.
Đối với chị Y Nạc, vợ bệnh nhân A Thiết, Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai hợp đồng làm công tác chuyên trách sốt rét tại điểm xã Ia Đal với mức lương 2.780.000 đồng/ tháng để giảm bớt khó khăn cho gia đình.
Trước đó vào tháng 1/2018, VOV có hai phản ánh về sự tắc trách của một số cán bộ, nhân viên y tế Phân khu điều trị 2, thuộc Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum khiến bệnh nhân A Thiết, (35 tuổi), trú tại thôn 01, xã Ia Đal tử vong sau 8 ngày điều trị tại cơ sở y tế này mà không rõ nguyên nhân.
Kết quả kiểm tra, xác minh sau đó của Sở Y tế tỉnh Kon Tum cũng đã khẳng định có nhiều thiếu sót trong quá trình điều trị cho bệnh nhân A Thiết, như: có điều trị sốt rét cho bệnh nhân nhưng không thể hiện trong bệnh án; tiên lượng mức độ nặng của bệnh nhân chưa chính xác nên chuyển tuyến cấp cứu muộn; sai sót trong quy trình xét nghiệm; thái độ trong giao tiếp với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thiếu chuẩn mực...
Khoa Điềm (VOV)

Có thể bạn quan tâm

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

34 cán bộ, nhân viên y tế Gia Lai được tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính

(GLO)- Từ ngày 23 đến 25-4, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý suy dinh dưỡng cấp tính cho 34 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác dinh dưỡng tuyến huyện thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2024.
Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Bệnh gì nên hạn chế uống cà phê?

Nhiều người thường bắt đầu ngày mới với tách cà phê. Thói quen này thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo chuyên gia, cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc.
Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Nhiều tác dụng của lá đu đủ

Lá đu đủ chứa các hợp chất thực vật đã được chứng minh là có tiềm năng dược lý rộng rãi. Nhiều chế phẩm từ lá đu đủ, như trà, chiết xuất, viên nén..., thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe theo nhiều cách.
Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.