Xây dựng đời sống văn hóa ở Đức Cơ: Thực chất, lan tỏa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2020 đánh dấu 20 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào cuộc sống. Ở huyện vùng biên Đức Cơ (tỉnh Gia Lai), phong trào có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia và đạt được nhiều kết quả khả quan.        
Tổ 3 (thị trấn Chư Ty) có 10 năm liền đạt danh hiệu tổ dân phố văn hóa. Là địa bàn trung tâm thị trấn nhưng tổ 3 không để xảy ra tình trạng trộm cắp, tệ nạn xã hội. Hình ảnh những ngôi nhà tạm, nhà dột nát giờ chỉ còn trong quá vãng. Những ngôi nhà khang trang, kiên cố mọc lên, đường làng ngõ xóm sạch đẹp với cây xanh và đường hoa tô điểm. Sự nỗ lực của chính quyền và người dân đã tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh trong cộng đồng dân cư, giúp người dân có điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thị trấn Chư Ty phấn đấu đạt chuẩn văn minh đô thị cuối năm 2020. Ảnh: Minh Châu
Thị trấn Chư Ty phấn đấu cuối năm 2020 đạt chuẩn văn minh đô thị. Ảnh: Minh Châu
Ông Hoàng Văn Thu-Bí thư Chi bộ tổ 3-cho biết: Tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm luôn đạt 80-88%. Không chạy theo thành tích, người dân đều ý thức sâu sắc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trước hết vì cuộc sống chính mình.
“Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã bén rễ vào đời sống, làm “thay da đổi thịt” bộ mặt khu dân cư, tác động trực tiếp đến lối sống của từng cá nhân, gia đình. Không chỉ tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh, xóm làng yên vui, mức sống của người dân đã tăng lên rõ rệt. Hộ nghèo giảm nhanh, hiện tổ chỉ còn 2 hộ nghèo, tương đương 0,05%”-ông Thu nói.
Năm 2010, huyện Đức Cơ có trên 5.680 hộ được công nhận gia đình văn hóa (đạt trên 43%), đến cuối 2019 số gia đình được công nhận là gần 14.900 hộ (đạt gần 82%).

Là cá nhân tiêu biểu trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, ông Nguyễn Trọng Điểm (thị trấn Chư Ty) có phương châm sống giản dị, đó là sống để cho đi. Ông chia sẻ: “Con người ta ai cũng mong muốn hướng đến sự hoàn hảo. Bản thân tôi cũng luôn nỗ lực để làm một người chồng tốt, một người cha tốt trong gia đình rồi mới nghĩ đến làm người tốt ngoài xã hội, để mọi việc được trong ấm ngoài êm”.

Theo ông Điểm, không khí dưới mái ấm gia đình sẽ định hình nhân cách, lối sống của mỗi người. Vì vậy, ông luôn cố gắng để trở thành bạn đồng hành của con, lắng nghe, chia sẻ với con những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Đối với “nửa kia” của mình, ông luôn xem là bạn đời, ứng xử bình đẳng, tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau. “Trong gia đình không nên hơn thua, ai thu nhập cao hơn cũng không quan trọng, đích đến cuối cùng vẫn là giữ được hạnh phúc”-ông nói.

Trong khả năng cho phép, ông Điểm cũng luôn cho đi bằng sự tử tế. Năm ngoái có người hàng xóm bị bệnh hiểm nghèo cần tiền điều trị, ông là người đầu tiên đứng ra ủng hộ và vận động cả xóm chung tay giúp đỡ, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít. Ông nói: “Người Việt Nam chúng ta vốn trọng truyền thống nhân ái, lá lành đùm lá rách, cần có người khơi nguồn đúng lúc, đúng chỗ sẽ lan tỏa truyền thống ấy, cùng nhau tạo nên một cộng đồng nhân ái”.
Cũng với phương châm sống ấy, ông là người tích cực trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện ở địa phương. Có lần tới thăm một trường học, thấy nhà vệ sinh bị xuống cấp, ông Điểm ủng hộ trường một xe gạch và kêu gọi cộng đồng đóng góp làm nhà vệ sinh sạch sẽ cho các cháu. Lần khác, khi tham gia Ban đại diện Hội phụ huynh của trường, chứng kiến nhiều gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn không thể đóng học phí cho con, ông đứng ra hỗ trợ vài trường hợp. Với một số trường hợp bị giảm thu nhập trong đợt dịch Covid-19, ông cho ở nhà trọ miễn phí giúp vượt qua giai đoạn ngặt nghèo.
Ông Điểm trải lòng: “Mình may mắn hơn người khác một chút nên hãy san sẻ sự may mắn ấy. Mỗi năm, gia đình tôi thường trích 40-50 triệu đồng lợi nhuận từ kinh doanh nông sản để giúp đỡ các trường hợp khó khăn. Riêng năm nay tôi chi mạnh tay hơn một chút vì có nhiều trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh”. 
Phong trào thể dục thể thao trong cộng đồng dân cư ở huyện Đức Cơ phát triển mạnh. Ảnh: Nguyễn Giang
Phong trào tập luyện thể dục thể thao trong cộng đồng dân cư ở huyện Đức Cơ phát triển mạnh. Ảnh: Nguyễn Giang
Ông Nguyễn Đình Tiến-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đức Cơ-cho biết: Qua 20 năm triển khai, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thực sự đi vào cuộc sống, nhận được sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư. Các phong trào đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh trật tự và đẩy lùi tệ nạn xã hội.
Tuy vậy, theo Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện, phong trào này có nơi có lúc chưa được sâu rộng, có “phát” nhưng thiếu “động” nên còn mang tính hình thức, thiếu tính thực chất. Một số người vẫn chưa nắm bắt được tinh thần cốt lõi của phong trào. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho các thiết chế văn hóa của huyện và các địa phương còn hạn chế, công tác xã hội hóa, kêu gọi sự hỗ trợ, đóng góp kinh phí xây dựng thiết chế văn hóa còn gặp khó khăn… nên chưa đáp ứng được nhu cầu thụ hưởng và tham gia sáng tạo các giá trị văn hóa trong nhân dân.
Theo ông Tiến, từ bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện, Ban chỉ đạo phong trào sẽ có giải pháp khắc phục những hạn chế để triển khai hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo, từ đó làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng dân cư.
MINH CHÂU-NGUYỄN GIANG

Có thể bạn quan tâm

Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.