Vũ Tiến Long: Từng muốn bỏ cuộc vì nhớ nhà, bị HAGL và Viettel loại

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hành trình của cậu bé vùng biển Vũ Tiến Long đến với bóng đá chuyên nghiệp trải qua vô vàn gian nan, thử thách.
 
Vũ Tiến Long chia sẻ về hành trình gian nan đến với bóng đá chuyên nghiệp. Ảnh: Huyền Chi
Vũ Tiến Long chia sẻ về hành trình gian nan đến với bóng đá chuyên nghiệp. Ảnh: Huyền Chi
Cái tên Vũ Tiến Long đến gần hơn với người hâm mộ bóng đá Việt Nam với pha vuốt bóng má ngoài chân phải đẳng cấp, gỡ hòa cho U23 Việt Nam trước U23 Hàn Quốc vòng bảng U23 Châu Á 2022.
Cũng chính nhờ pha làm bàn quan trọng đó, U23 Việt Nam giữ được tinh thần thoải mái và có lần đầu tiên trong lịch sử không thua U23 Hàn Quốc ở một giải đấu chính thức.
Vụt sáng thành ngôi sao mới của U23 Việt Nam sau đêm cảm xúc đó, ít ai biết Vũ Tiến Long đã trải qua nhiều gian nan để tiếp tục được sống thỏa với đam mê bóng đá.
Từng bị HAGL, Viettel loại
Sinh ra và lớn lên ở vùng biển Sầm Sơn, Thanh Hóa, Vũ Tiến Long ngày ngày mang bóng ra bãi cát chơi bóng cùng bạn bè thuở thơ ấu. Nhà chỉ cách bãi biển 100m, Tiến Long nuôi mơ ước kiếm tiền mở cửa hàng kinh doanh hải sản.
 
Vũ Tiến Long từng hai lần thi trượt lò HAGL và Viettel. Ảnh: Huyền Chi
Vũ Tiến Long từng hai lần thi trượt lò HAGL và Viettel. Ảnh: Huyền Chi
Cậu bé Tiến Long khi ấy chỉ coi bóng đá là niềm vui khi tan học về và chưa từng nghĩ về việc tập luyện chuyên nghiệp. Nhưng sự ủng hộ của cha mẹ đã giúp cầu thủ sinh năm 2002 có thêm niềm tin nắm lấy cơ hội đổi đời.
"Hồi xưa Viettel có trung tâm vệ tinh ở Sầm Sơn. Họ đến trường tôi để tuyển, tôi cũng thích nên đi thử, và tôi đậu. Cứ 6 tháng một lần trung tâm vệ tinh sẽ mang quân ra Trường Chinh. Tôi bất ngờ khi tôi trúng tuyển.
Lúc đó tôi còn bé, tôi chơi cho vui chứ chưa hay. Tôi vui lắm, đó là động lực cho tôi cố gắng từng ngày. Bố mẹ tôi cũng mừng, nói tôi cố gắng lên, có đam mê thì cứ đi thử xem sao", Tiến Long kể lại.
Trước khi đậu lò đào tạo trẻ của Viettel, Tiến Long từng thi tuyển vào học viện HAGL JMG nhưng không được chọn.
"Sau thất bại ở HAGL, tôi rất buồn. Bố mẹ động viên tôi cố gắng. Thi ở Viettel thoải mái hơn một chút, ở HAGL vừa vào là phải thi đối kháng 1-1 luôn. Tôi chưa có kinh nghiệm gì nên khá khó".
Gia đình khó khăn, mẹ Tiến Long phải xa nhà đi lao động ở Nga khi con trai mới vừa 9 tuổi. Tiến Long ở nhà với bố, hai năm sau thì đậu lò Viettel. Là một cậu bé sống tình cảm, xa mẹ thời gian dài, Tiến Long chần chừ không muốn ra Hà Nội ăn tập với đội. 
"Tôi ra Viettel, bố rất lo lắng. Bố đi cùng và chăm từng tí một khi mới ra Hà Nội, nhưng khi bố về nhà rồi, tôi khóc rất nhiều, buồn lắm. Tôi muốn từ bỏ lắm. Nhiều khi bố ra thăm tôi chỉ muốn đi về cùng bố. Nhưng bố luôn động viên, nói tôi cố lên, đã đi tới đây rồi thì đừng bỏ". 
 
Tiến Long sống tình cảm, luôn mong muốn được ở gần với gia đình. Ảnh: Huyền Chi
Tiến Long sống tình cảm, luôn mong muốn được ở gần với gia đình. Ảnh: Huyền Chi
Tiến Long chia sẻ kỷ niệm gặp lại mẹ sau 3 năm xa cách ở Hà Nội. Khi đó, Tiến Long 11 tuổi, đang là học viên của lò đào tạo Viettel.
"Ngày mẹ gần về, tôi đang ở Viettel. Cứ qua một tuần là tôi khoanh lại trên lịch, hết 10 tuần như vậy là mẹ về. Hôm tôi đang học trên trường ở Viettel, có bác bảo vệ vào lớp gọi Vũ Tiến Long có mẹ từ nước ngoài về. Từ cửa lớp bước ra, tôi bật khóc. Tôi rất nhớ mẹ", Tiến Long kể lại.
Tưởng chừng những bước đầu định hình sự nghiệp đã ổn thỏa, nhưng sau 3 năm ăn tập ở Viettel, Tiến Long bị loại. Lần thứ hai trong đời bị đánh trượt, Tiến Long định bỏ về học văn hóa, rồi đi học đại học như các bạn cùng trang lứa. Nhưng bố anh tiếp tục động viên con thử sang thi vào Hà Nội T&T.
Chuyển sang môi trường mới, Tiến Long nhanh chóng hòa nhập. Trung vệ sinh năm 2002 được các anh lứa trước động viên, các bạn bè cùng lứa dìu dắt như một gia đình. Nhờ đó, Long càng có thêm quyết tâm tập luyện và thi đấu.
Động lực từ... vợ và con
Năm 17 tuổi, Long từng một lần trốn đội gặp vợ hiện tại (Diễm Quỳnh). Huấn luyện viên Dương Hồng Sơn rất giận và còn nói Long phải nghỉ bóng đá. Nói về kỷ niệm khó quên này, Long ngại ngùng chia sẻ:
"Khi đó tôi hơi vô kỷ luật. Đội ăn cơm trưa tôi lại ra ngoài gặp vợ. Tôi và vợ yêu xa nhưng tin tưởng lẫn nhau. Gia đình không cấm cản và tôi cũng được bố mẹ vợ ủng hộ. Được sự đồng ý của gia đình nên chúng tôi luôn vượt qua được khó khăn".
 
Gia đình nhỏ của Tiến Long và Diễm Quỳnh. Ảnh: FBNV
Gia đình nhỏ của Tiến Long và Diễm Quỳnh. Ảnh: FBNV
Giờ đây, tình yêu của Tiến Long và vợ đã kết trái. Cả hai đón con gái đầu lòng hồi đầu năm. Ông bố trẻ tâm sự nhiều đêm xa nhà thi đấu đã mất ngủ vì nhớ con.
"Tôi nhìn thấy con qua video tôi xúc động lắm, không diễn tả thành lời. Tôi chỉ nghĩ phải cố gắng để tạo điều kiện tốt nhất cho con. Nhiều khi tôi đi thi đấu, đêm nằm không ngủ được, tôi lại mở hình con ra xem, nhớ con, mất ngủ cả đêm vì con".
Là cầu thủ hiếm hoi trong đội U23 Việt Nam đã có con từ khi còn trẻ, Tiến Long không hối hận khi lập gia đình sớm. Ngược lại, đó là động lực để cầu thủ gốc Thanh Hóa thi đấu và cống hiến. Ông bố "bỉm sữa" cũng khoe rằng đã thành thạo việc thay tã, pha sữa, chăm con.
"Khoảnh khắc đầu tiên khi về đến nhà sau giải đấu, tôi sẽ ôm vợ và con. Tôi không muốn mình là cầu thủ nổi tiếng, tôi chỉ muốn cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, vui vẻ".
Theo Phương Chi (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

Lớp học chạy bộ miễn phí của cô giáo làng

(GLO)- Trong làng chạy bộ Gia Lai, Nguyễn Thị Duyên (SN 1990, thôn Chư Đông, xã Chư Gu, huyện Krông Pa) là vận động viên cừ khôi với nhiều thành tích đáng nể. Không những vậy, cô giáo làng còn mở lớp dạy chạy bộ miễn phí với mong muốn thắp lên niềm đam mê cho các em nhỏ vùng “chảo lửa” Krông Pa.
Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

Khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko

(GLO)- Ngày 29-8, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Công ty cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Tây Nguyên chi nhánh Gia Lai, Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam huyện Chư Sê khánh thành Sân thể thao cộng đồng xã Ia Ko (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai).
Năng lượng lành từ yoga

Năng lượng lành từ yoga

(GLO)- Lợi ích của tập yoga ngày càng được mọi người nhận thức đầy đủ hơn, bộ môn này vì vậy càng có điều kiện phổ biến rộng rãi tại Gia Lai. Và, không ít người đón nhận năng lượng lành từ yoga.
Sôi động phong trào billiards pool ở phố núi

Sôi động phong trào billiards pool ở phố núi

(GLO)- Chỉ trong một thời gian ngắn, phong trào chơi billiards pool (bida lỗ) tại TP. Pleiku trở nên sôi động và thu hút đông đảo người chơi. Nhiều câu lạc bộ (CLB) có quy mô lớn đã xuất hiện, đem đến sự lựa chọn phong phú cho giới trẻ.
Go Swimming: Nơi ươm mầm tài năng bơi lội ở phố núi

Go Swimming nơi ươm mầm tài năng bơi lội ở phố núi

(GLO)- Tuy mới được thành lập nhưng Câu lạc bộ (CLB) Go Swimming đã trở thành nơi ươm mầm những tài năng bơi lội ở phố núi Pleiku. Hai “kình ngư nhí” của CLB vừa xuất sắc mang về 3 huy chương vàng tại Giải Bơi cứu đuối thanh thiếu nhi “Đường đua xanh” toàn quốc năm 2024.