Voọc chà vá chân nâu, hình ảnh nhận diện APEC 2017 của Đà Nẵng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Loài Voọc chà vá chân nâu, 'Nữ hoàng linh trưởng' theo cách gọi của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) được Đà Nẵng chọn làm biểu tượng nhận diện cho APEC 2017.
 

 

Bán đảo Sơn Trà nhìn từ phía bãi biển Mỹ Khê (TP Đà Nẵng) là nơi cư trú chủ yếu của loài Voọc chà vá chân nâu quý hiếm. Chính quyền Đà Nẵng đã chọn loài linh trưởng này tại bán đảo Sơn Trà làm hình ảnh nhận diện của địa phương trong sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC 2017.
 

 

Voọc mẹ ôm con chuyền cành trên bán đảo Sơn Trà. Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), loài này đang đối diện với nguy cơ tuyệt chủng cao, đứng thứ hai trong danh mục đỏ của IUCN về các loài động vật hoang dã bị đe dọa. Hàng ngày, vào sáng sớm hoặc chiều tối, Voọc đi kiếm ăn ven bìa rừng.
 

 

Voọc đu mình trên cành cây đùa giỡn giữa rừng. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) ví von loài động vật đặc hữu là 'Nữ hoàng' trong các loài linh trưởng. Sau nhiều năm điền dã, nghiên cứu, tiến sĩ Vũ Ngọc Long, nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, cho rằng bán đảo Sơn Trà giống hòn ngọc của Biển Đông, "lá phổi xanh" điều hòa không khí trong lành cho TP Đà Nẵng và các vùng lân cận.
 

 

Khu vực bán đảo Sơn Trà cũng là nơi cung cấp nguồn nước ngọt, lâu dài và bền vững cho khu vực này. Khu vực này chứa rất nhiều hệ sinh thái khép kín từ trên đỉnh núi cho đến ven biển.
 

 

Voọc đang ăn trái sung giữa rừng. Voọc hiện phân bố chủ yếu ở phía Bắc bán đảo Sơn Trà với diện tích hơn 3.000 ha.
 

 

Ngày 23/8, Thành ủy Đà Nẵng thống nhất chủ trương chọn Voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà làm hình ảnh nhận diện TP Đà Nẵng nhân sự kiện năm APEC. Trước đó, năm 2016, Đà Nẵng từng chọn hình ảnh Voọc chà vá chân nâu làm biểu tượng đa dạng sinh học của thành phố; kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng chung tay bảo vệ loài sinh vật này thể hiện trên những pano, áp phích lớn tại các điểm công cộng như điểm đón xe buýt….; Đà Nẵng chọn loài linh trưởng này với hy vọng gửi đi thông điệp đến bạn bè quốc tế về “thành phố thân thiện môi trường”.
 

 

Một biển báo "Động vật hoang dã qua đường" cảnh báo du khách hạn chế chạy các phương tiện cơ giới gây tổn hại đến cá thể Voọc. Một đàn voọc là tập hợp của vài gia đình nhỏ sống với nhau rất tình cảm nhưng cũng rất kỷ luật, có thứ bậc rõ ràng. Tất cả các cá thể trong đàn luôn tuân thủ hiệu lệnh của con đầu đàn...
 

 

Hoàng hôn mỗi ngày trên dỉnh Sơn Trà. Thống kê của Viện Sinh thái học miền Nam cho biết Sơn Trà có 985 loài thực vật và 287 loài động vật có xương sống trên cạn (36 loài thú, 106 loài chim, 23 loài bò sát, 113 loài động vật không xương sống).

Hải An - Minh Hoàng/zing

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Độc đáo có "1-0-2" cảnh cá chép ăn hoa sen

Ngay khi tiếp cận được bông sen thơm ngát, trái với suy nghĩ của mọi người rằng cá chép sẽ từ tốn thưởng hoa, con cá này mạnh mẽ nhao đến, cắn thẳng vào từng cánh hoa thơm ngát, cố gắng giật đứt, nuốt vào mồm.
Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Giữa Hà Nội mới xuất hiện một ngôi làng bích họa

Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử thôn Chử Xá (Gia Lâm, Hà Nội) được vẽ lên những bức tường đã tạo nên một diện mạo mới và hấp dẫn cho một làng quê Bắc Bộ. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến mới cho nhiều du khách trong và ngoài nước.
Say sưa cốm Tú Lệ

Say sưa cốm Tú Lệ

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong.