Tỷ phú gà Đông Tảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với đàn gà có số lượng lên đến trên 1.000 con, hiện trang trại của anh Nguyễn Văn Long ở thôn 5, xã Diên Phú (TP. Pleiku) là địa chỉ nuôi gà Đông Tảo lớn nhất TP. Pleiku.

Đã được biết đến với thương hiệu hoa lan Nguyên Long, từ năm 2014, trang trại rộng 2,8 ha của anh Nguyễn Văn Long, một công chức trên địa bàn TP. Pleiku, tiếp tục mở rộng chăn nuôi với loại gà “tiến Vua” có xuất xứ từ Hưng Yên: Gà Đông Tảo.

 

Anh Nguyễn Văn Long và 1 con gà Đông tảo với đôi chân to xù xì rất đặc trưng. Ảnh: L.N
Anh Nguyễn Văn Long và 1 con gà Đông tảo với đôi chân to xù xì rất đặc trưng. Ảnh: L.N

Kể về lý do đầu tư vào giống gà hiếm này, anh Long cho hay: Năm 2014, nhận thấy công lao động, cơ sở vật chất, thức ăn… trong chăn nuôi gà ta cũng tương đương như nuôi gà Đông Tảo, nhưng tổng thu lại thấp nên anh quyết định đầu tư nuôi gà Đông Tảo. “Ví dụ, 1.000 con gà ta khi bán hết thì chỉ thu về chừng trên 200 triệu đồng. Còn gà Đông Tảo tuy giống mắc hơn, chăm sóc ban đầu khó, nhưng khi bán ra 1.000 con thì thu được trên dưới 2 tỷ đồng”-anh Long phân tích. Sở dĩ có giá “khủng” như vậy là bởi mỗi con gà trưởng thành nặng chừng 4 kg/con, trong khi giá thị trường là 500.000 đồng/kg.

Ôm trên tay một chú gà Đông tảo với bộ chân to xù xì rất đặc trưng, anh Long kể: Quá trình gây giống loại gà này không hề dễ dàng. Cả 4 lần anh nhập gà con Đông Tảo (từ 50 đến 100 con) ở tận Hưng Yên và Đồng Nai về thì đều… thất bại. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi đột ngột, chưa có kinh nghiệm điều trị khi gà mắc bệnh và chưa tuân thủ quy trình phòng dịch đối với gia cầm. Trong khi đó, giá gà con không hề rẻ: Gà con mới nở 120.000 đồng/con, gà 2-3 tháng tuổi 350.000 đồng/con (dưới 0,5 kg). Tuy nhiên, sau nhiều lần kiên trì theo đuổi việc gây giống và học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, anh đã thành công và hiện đàn gà đã cho sinh sản tại chỗ. Đợt Tết vừa qua, trang trại bán ra trên 100 con nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Với chất lượng thịt thơm ngon, dai giòn đặc trưng, gà Đông Tảo đang được các nhà hàng trên địa bàn thành phố, người dân có nhu cầu hoặc những người sành ăn tìm mua, chế biến thành những món ngon như: da gà bóp thính, gà hấp nấm, chân gà hầm thuốc Bắc... Theo anh Long, vì là giống gà hiếm nên sự thải loại cũng rất cao: Cứ 100 con thì loại ra khoảng 50%, sau đó tiếp tục loại 30% nữa, số còn lại sẽ là gà chuẩn để bán giống. Những con gà này có giá không dưới 10 triệu đồng/con. Số gà loại ra thì sẽ thành gà thương phẩm.

 

Gà Đông Tảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Đây là loại gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua.

Ham mê đầu tư “giống lạ”, trang trại của anh cũng đã gây giống thành công vịt trời. Năm 2014, xem trên mạng thấy quá trình chăn nuôi vịt trời không khác mấy với vịt nhà, anh Long đầu tư mua giống ở Bắc Giang. Do quá trình gây giống dễ hơn gà Đông tảo, lúc cao điểm trang trại nuôi đến 1.300 con, mỗi con trưởng thành nặng từ 1,2 kg đến 1,4 kg,  bán ra với giá 250.000 đồng/con, gấp đôi giá vịt nhà.

Bắt đầu xây dựng trang trại từ năm 1999, tuy diện tích không quá lớn, chỉ gần 3 ha, nhưng cơ cấu trang trại của anh Nguyễn Văn Long rất hợp lý. Trò chuyện với P.V, anh Long kể: Khởi đầu anh trồng hoa đồng tiền, hoa lan và cà phê, sau đó trồng tiêu; có tiền thì tiếp tục đầu tư lại. Đến nay anh mới hết đầu tư, hiện chỉ quản lý và thu hoạch. Ngoài chăn nuôi, trang trại có 1/5 diện tích cây ăn trái, gần 1 ha trồng hoa cắt cành và hoa lan nội lẫn ngoại (trên 100 loài), 1.300 trụ tiêu, trong đó có 900 trụ đang thu hoạch… Số lao động làm việc tại đây có từ 5 đến 10 người tùy thời vụ. Với trang trại này, mỗi năm anh Long thu về gần 2 tỷ đồng. “Tôi nói thì nhiều người không tin, nhưng vì là công chức nên suốt bấy nhiêu năm tôi chỉ có thể ra chăm sóc trang trại từ 4 giờ chiều trở đi, có khi 11 giờ đêm tôi mới về đến nhà”-anh Long bộc bạch. Vì vậy, có thể nói, thành quả hôm nay là phần thưởng xứng đáng không dành cho người “ăn xổi”, người luôn yêu đất như yêu chính bản thân mình…

Lam Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Các chủ thể OCOP đã lên thiết kế mẫu hộp quà tặng Tết. Ảnh: V.T

Sản phẩm OCOP vào mùa phục vụ Tết

(GLO)- Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm