"Trao pin cũ, nhận cuộc sống xanh": Ý nghĩa thiết thực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Pin đã qua sử dụng có tác hại rất lớn đối với môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Do đó, việc tuyên truyền về tác hại cũng như tạo thói quen cho người dân trong việc phân loại pin đã qua sử dụng là điều cấp thiết.
Thông thường, mỗi gia đình đều sử dụng nhiều thiết bị điện tử có dùng pin như điều khiển từ xa, điện thoại, máy tính… Thế nhưng, nhiều người vẫn chưa hiểu được tác hại của các loại kim loại nặng có trong pin đối với môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Các viên pin thường chứa nhiều kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Pin cũ bỏ chung với các loại rác thải sinh hoạt khác thông thường sẽ được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Các kim loại nặng sẽ ngấm dần vào đất, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Chỉ một lượng nhỏ thủy ngân trong một viên pin cũng có thể làm ô nhiễm 500 lít nước hoặc 1 m3 nước trong suốt 50 năm.
 Sau gần 2 tháng triển khai, chương trình đã thu được hơn 5 kg pin cũ. Ảnh: P.L
Sau gần 2 tháng triển khai, chương trình đã thu được hơn 5 kg pin cũ. Ảnh: P.L
Trước những tác hại đó, pin cũ được liệt vào danh sách rác thải độc hại và khó phân hủy. Để xử lý pin cũ cần có quy trình nghiêm ngặt, thực hiện bởi các đơn vị xử lý rác thải môi trường chuyên nghiệp. Chị Trần Thị Hà Trâm-Giám sát dịch vụ khách hàng Siêu thị VinMart Pleiku-cho biết: “Trước khi có công ty chuyên nghiệp xử lý thì pin cũ cần phải được phân loại, thu gom ngay tại nguồn. Người dân phải ý thức được tác hại của pin cũ, biết cách bảo quản, thu hồi và bỏ đúng nơi quy định. Có như vậy mới có thể hạn chế lượng pin cũ thải ra môi trường”.  
Hưởng ứng chương trình “Trao pin cũ, nhận cuộc sống xanh” trong  toàn hệ thống siêu thị VinMart trên cả nước, VinMart Pleiku cũng triển khai điểm thu hồi pin đã qua sử dụng. Điểm thu gom đặt ngay cửa ra vào siêu thị nhằm thu hút sự chú ý của người dân. Chị Trâm chia sẻ: “Chúng tôi bắt đầu triển khai chương trình từ tháng 8-2019. Ban đầu, khách hàng tò mò không biết chúng tôi có thu gom pin thật không và thu gom để làm gì. Sau khi được giải thích thì chương trình đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo khách hàng. Một số trường học thể hiện sự quan tâm và cho biết sẽ triển khai thu gom pin cũ trong học sinh để đem đến điểm thu hồi. Đến nay, số pin mà chúng tôi thu được là hơn 5 kg”. Chị Trâm cũng cho biết thêm, khi gom đủ số lượng, nhân viên Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP. Hồ Chí Minh (đơn vị chuyên thu hồi, xử lý rác thải nguy hại) sẽ đến tiếp nhận.
Thường đến Siêu thị VinMart Pleiku để mua sắm, thấy chương trình thu hồi pin đã qua sử dụng được triển khai, chị Trương Thị Toan (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) liền tìm hiểu và rất thích thú. Chị tâm sự: “Từ trước đến nay, mình vẫn hay vứt pin cũ cùng với rác thải khác và đốt ngay trong vườn nhà. Bây giờ biết có điểm thu hồi, mình sẽ gom của gia đình và vận động thêm hàng xóm không vứt bừa bãi nữa mà tập trung lại, đem đến đây để pin được xử lý đúng quy trình, bảo vệ môi trường sống của chính mình”.
Cùng với phong trào “Chống rác thải nhựa”, việc tuyên truyền về tác hại của pin cũ đang được đẩy mạnh. Theo nhiều người dân, để phong trào ngày càng tạo được sức hút, cần hình thành nhiều hơn các điểm thu hồi pin đã qua sử dụng, nhất là tại những nơi tập trung đông người như trụ sở cơ quan, quảng trường, chợ, các khu vui chơi…, qua đó lan tỏa hành động thiết thực nhằm chung tay bảo vệ môi trường.
 PHƯƠNG VI
 
Ứng dụng Báo Gia Lai đã lên 2 kho ứng dụng:
 - Google Play: http://bit.ly/2PcYBHy
 - App Store: https://apple.co/2W9SmGa

Có thể bạn quan tâm

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

Ra mắt mô hình Tổ tự quản bảo vệ môi trường tại làng Đê Kôp-Doul

(GLO)-Ngày 20-12, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mang Yang phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kon Dơng tổ chức phát động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và ra mắt mô hình “Tổ tự quản bảo vệ môi trường” tại làng Đê Kôp-Doul.

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê hoạt động trở lại: Giải “bài toán” ô nhiễm môi trường

(GLO)- Sau gần 7 tháng sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị và xây dựng lại nhà xưởng bị hư hại do hỏa hoạn, Nhà máy xử lý rác thải Chư Sê đã hoạt động trở lại, góp phần giải “bài toán” ô nhiễm môi trường khi lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày được xử lý kịp thời.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.