Emagazine

E-magazine Tinh tế khăn, mũ đội đầu của người Jrai


Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số và Hội chợ kết nối nông sản huyện Krông Pa lần thứ I vừa được tổ chức mới đây là dịp phô diễn bản sắc của đồng bào Jrai trong vùng, trong đó có trang phục. Ngoài váy áo thổ cẩm truyền thống, đàn ông đầu chít khăn nhiễu đen, phụ nữ vấn khăn kín đầu hoặc đội chiếc mũ đuôi dài gắn tua rua duyên dáng. Có lẽ, sự hiện diện của khăn, mũ nhằm “đối phó” với cái nắng nóng gay gắt của vùng đất được mệnh danh là “chảo lửa”; không những thế, những vật dụng này còn cho thấy gu thẩm mỹ tinh tế của cư dân nơi đây.



Vừa dứt phần diễn tấu cồng chiêng, nghệ nhân Ksor Phí (50 tuổi, xã Chư Drăng) vui vẻ chuyện trò: Khăn nhiễu là một phần không thể thiếu trong bộ trang phục truyền thống của nam giới Jrai.



Thấy chúng tôi tò mò về cách chít khăn, ông nhanh nhảu tháo ra hướng dẫn nhiệt tình. Một tấm vải mỏng màu đen, dài khoảng hơn 1 m, ngang 50 cm, vấn tròn vài vòng quanh đầu bằng những động tác đơn giản. Nghệ nhân cho hay, khăn tuy mỏng nhưng khi đội vào là thấy cái nắng nóng như dịu hẳn.


Nghệ nhân Ưu tú Rơ Ô Bhung (86 tuổi, xã Ia Rmok) cũng sở hữu chiếc khăn nhiễu tương tự nhưng quý hiếm hơn vì đó là kỷ vật do người cha truyền lại. Chiếc khăn dài 2,5 m, rộng 50 cm là thứ ông luôn mang theo bên mình khi làm chủ lễ trong các nghi thức truyền thống quan trọng của buôn làng. Tương tự, thành viên đội cồng chiêng các xã khác khi diễn tấu cũng không quên đeo khăn nhiễu, như một niềm tự tôn bản sắc văn hóa.



Nếu khăn của nam giới giản dị bao nhiêu thì mũ đội đầu của phụ nữ ở khu vực này lại cầu kỳ bấy nhiêu. Cũng bởi, phụ nữ ở bất cứ nơi nào trên trái đất cũng được mệnh danh là phái đẹp và trang phục là một trong những sản phẩm tôn lên vẻ đẹp ấy. Cũng như khăn mat’ra, njram của phụ nữ Chăm hay khăn piêu của phụ nữ vùng cao phía Bắc, mũ đội đầu của các cô gái Jrai huyện Krông Pa rất được chăm chút. Đó là một tấm thổ cẩm có hoa văn tương đồng với váy áo, khi gấp lại theo chiều dọc và may kín phía trên thì trở thành chiếc mũ dài quá lưng, trông như một mái tóc thề. Phần đuôi của chiếc mũ độc đáo này còn được các nghệ nhân lành nghề khéo léo tô điểm bằng những chùm tua rua tha thướt. Khi phụ nữ Jrai xoang cùng đội chiêng, chiếc mũ như nhảy múa theo, mang đến vẻ thu hút lạ kỳ. Khi nào cần gọn ghẽ, các bà, các chị gấp dọc chiếc mũ và vấn kín quanh đầu thành một cái khăn, rất tiện dụng. Giơ cao chiếc mũ lên giới thiệu với chúng tôi.



Còn chị Ksor H’Druin (xã Chư Drăng) thì không giấu được niềm tự hào khi khẳng định, chiếc mũ chính là sự nhận diện tức thì bản sắc văn hóa Jrai khu vực Đông Nam tỉnh giữa số đông.

Ý thức về nét đặc sắc được trao truyền luôn đi kèm với nỗ lực gìn giữ. Trong phần thi trình diễn trang phục truyền thống tại Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ I, Nghệ nhân Ưu tú Nay Phai-thành viên Ban giám khảo-nghiêm khắc khen chê, chỉ ra thiếu sót của các đoàn nhằm gìn giữ nguyên bản, trong đó ông chú ý đến chiếc khăn và mũ đội đầu. Đoàn nào vô tình thiếu các “phụ kiện” này đều bị phê bình và trừ điểm.



Trao đổi thêm về sự ra đời của những chiếc khăn, mũ nói trên, ông Kpă Pual-thành viên Ban giám khảo-cho rằng: Chiếc khăn nhiễu là minh chứng cho sự giao lưu văn hóa giữa người Jrai và người Kinh ở vùng đồng bằng; còn mũ của phụ nữ vừa ảnh hưởng của văn hóa Chăm, vừa thể hiện sự sáng tạo riêng. Đã thành truyền thống lâu đời nên dù biểu diễn trong nhà hay ngoài trời, bà con nơi đây vẫn chít khăn hoặc đội mũ.



Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

E-magazineXây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại

(GLO)- Theo Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, một số doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân đang bước đầu áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.
Cô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

E-magazineCô gái 9X và hành trình đạp xe xuyên Á

(GLO)- Đang yên đang lành với công việc có thu nhập cao tại TP. Hồ Chí Minh, cô gái quê Gia Lai Trương Mỹ Châu (SN 1990) quyết định “đặt xuống mọi thứ” để thực hiện chuyến xuyên Việt, rồi xuyên Á bằng xe đạp.

Chàng trai Bahnar dẫn nước về làng

E-magazineChàng trai Bahnar dẫn nước về làng

(GLO)-Xuân này tròn 3 năm kể từ lúc dân làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) đón nguồn nước ngọt lành từ đỉnh núi Bok Ưng về tưới mát cả một vùng khô cằn. Câu chuyện về chàng trai Đinh Hmach dẫn nguồn nước về làng được đồng bào Bahnar nơi đây truyền tai nhau như một kỳ tích.