Thực hư "hòn đá biết bay" nặng 90kg và "câu thần chú" kỳ lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vốn là hòn đá nặng 90kg, nhưng theo lời đồn, chỉ cần một nhóm gồm 11 người cùng đọc “câu thần chú” kỳ lạ và mỗi người dùng 1 ngón tay sẽ nhấc bổng nó lên không trung. Nhưng thực hư của câu chuyện này ra sao?

 
 Một người bình thường thử sức nâng hòn đá lên vai
Một người bình thường thử sức nâng hòn đá lên vai



Mỗi ngày, ngôi đền nhỏ ở Shivapur thuộc làng nhỏ cách thành phố Mumbai, Ấn Độ chừng 180km về phía đông, lại chứng kiến hàng trăm khách du lịch và các tín đồ đổ về để chứng kiến điều kỳ lạ, nơi người dân địa phương vẫn gọi đó là “phép màu nhiệm”.

Tại Đền thờ Qamar Ali Darvesh, nơi tôn thờ vị thánh theo đạo Hồi giáo Sufi sống cách đây chừng 700 năm, vẫn còn một hòn đá cổ có trọng lượng chừng 90kg. Theo tương truyền, hòn đá này được xẻ từ một ngọn núi lân cận.

Bình thường, để nhấc hòn đá này lên khỏi mặt đất, một người bình thường cũng phải tốn rất nhiều sức lực. Tuy nhiên, với các tín đồ và người dân trong làng, từ lâu nay, họ vẫn truyền nhau một bí kíp đơn giản hơn rất nhiều.

Một nhóm gồm 11 người đứng xung quanh hòn đá. Họ chỉ dùng một ngón tay chạm xuống phần dưới của hòn đá rồi đồng loạt hô to tên vị thánh Qamar Ali Darvesh. Khi ấy, hòn đá sẽ “bay lên” không trung dễ dàng.

Theo truyền thuyết kể lại, thánh Qamar Ali vốn sinh ra trong một gia đình trung lưu. Ông nổi tiếng khắp vùng nhờ khả năng chữa bệnh kỳ diệu, nhưng lại bị các chàng trai khác giễu cợt bởi không quan tâm đến việc rèn luyện cơ thể. Sau này, khi Qamar Ali qua đời, vị thánh đã để lại lời nguyền trên hòn đá thiêng.

Nội dung của lời nguyền được kể lại như sau. Nếu 11 người đàn ông cùng nhau đặt nhón trỏ của bàn tay phải xuống phía dưới hòn đá, đồng thanh gọi tên ông, hòn đá sẽ tự “bay lên” quá đầu người. Đây là cách thánh Qamar Ali muốn đề cao tinh thần của sức mạnh tập thể. Do thánh Qamar Ali vẫn là một người độc thân khi qua đời nên không một người phụ nữ nào được phép chạm tay vào hòn đá thiêng.

Hiện tượng này đã “mê hoặc” người Hồi giáo ở Ấn Độ trong suốt nhiều thế kỷ qua. Nhưng nhiều người lại cho rằng, đây chỉ là “mánh khóe” chiêu trò nhằm thu hút khách du lịch không hơn không kém.


 

 Nhóm 11 người nâng tảng đá bằng 1 ngón tay cùng câu thần chú của riêng họ
Nhóm 11 người nâng tảng đá bằng 1 ngón tay cùng câu thần chú của riêng họ



Suốt nhiều năm qua, rất đông khách du lịch đã tới đây để muốn tận tay chiêm nghiệm lời đồn liệu có thực hay không. William Wolfe là một trong những khách du lịch như vậy. Anh cho biết, cả nhóm 11 người chỉ duy nhất anh không hô vang “câu thần chú kỳ diệu”. Đồng thời, trong quá trình nâng tảng đá, William cho biết, anh chỉ chạm nhẹ bằng ngón trỏ của tay phải, rồi quan sát 10 người còn lại.

Anh nhận thấy, 10 người đàn ông kia đều đặt toàn bộ bàn tay xuống dưới hòn đá và dùng một lực mạnh đáng kể để cố nâng lên trên cao. “Tôi có thể thấy bắp tay họ đang nổi lên cuồn cuộn. Thế nhưng hòn đá vẫn bay lên”, William nhớ lại.

William không dám chắc mình có phải là người duy nhất được tận tay tham dự cuộc thi kỳ lạ này không. Nhưng sự hoài nghi không làm giảm bớt điều tò mò của khách du lịch về địa điểm tâm linh này. Hàng trăm người mỗi ngày vẫn đổ dồn về Shivapur để muốn chứng kiến điều huyền diệu hiển hiện trước mắt.

Hoàng Hà (Theo Odd/WK/Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Viên ngọc bên bờ Biển Đông

Viên ngọc bên bờ Biển Đông

Vùng đất Bình Châu (Bình Sơn) được ví như viên ngọc bên bờ Biển Đông. Nơi đây không chỉ có cảnh đẹp, mà còn sở hữu nhiều di sản lịch sử - văn hóa, địa chất, địa mạo độc đáo.

Khách tây 'mê' tết ta

Khách tây 'mê' tết ta

Không chỉ người Việt nôn nao, rất nhiều doanh nhân, du khách, sinh viên nước ngoài cũng bị quyến rũ bởi không khí tết cổ truyền của VN đang đến từng ngày.

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Du lịch dịp Tết: Tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày không chỉ làm bùng nổ các tua du lịch, mà còn tạo ra cuộc chạy đua hấp dẫn giữa những chuyến đi xa và những kỳ nghỉ gần. Thị trường đang bày ra “mâm cỗ” phong phú, đủ hương vị từ truyền thống đến hiện đại, tận dụng thế mạnh tinh hoa vùng miền.