"Thoát nghèo" từ mô hình trồng cây hồ tiêu xen canh cây cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với sự tìm tòi và luôn mạnh dạn trồng và xen canh nhiều loại cây trồng cho giá trị kinh tế, đến nay có thể nói mô hình  trồng cây hồ tiêu xen canh cây cà phê của hộ nông dân Lê Lộc, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai trong những năm qua đã mang lại giá trị kinh tế cao và thu nhập bình quân hàng năm từ 250 triệu đồng đến 350 triệu đồng.

Vốn sinh ra trên dải đất miền Trung quanh năm thiên tai hạn hán, gia đình đông anh em, kinh tế chỉ trông vào mấy sào ruộng. Năm 1985 chàng thanh niên rời bỏ mảnh đất Thừa Thiên Huế quyết định lên Tây Nguyên lập nghiệp và anh đã chọn mảnh đất Chư Sê là điểm dừng chân.

 

Mô hình xen canh cây hồ tiêu trong vườn cây cà phê. Ảnh: Huy Hoàng
Mô hình xen canh cây hồ tiêu trong vườn cây cà phê. Ảnh: Huy Hoàng

Với diện tích 7.800 m2, năm 2000 anh đã thiết kế và trồng hơn 600 gốc cây cà phê, nhận thấy hiệu quả từ việc trồng cây cà phê kinh tế mang lại thấp, chi phí đầu tư ngày càng cao. Không chịu thất bại, năm 2006 anh mạnh dạn trồng thử nghiệm xen canh hơn 100 gốc hồ tiêu vào trong vườn cây cà phê, lúc đầu chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật nên vườn cây hồ tiêu phát triển chậm và sinh trưởng kém. Rút kinh nghiệm từ việc chăm sóc lúc đầu lập nghiệp, năm 2007 anh tiếp tục trồng  thêm 300 gốc tiêu vào cà phê. Và có thể nói trong 4 năm kể từ năm 2007- 2010 đến nay không phụ công chăm bón khi sản lượng hồ tiêu xen canh cây cà phê luôn cho giá trị và sản lượng cao, cây sinh trưởng nhanh, sức đề kháng mạnh và giảm được nhiều rủi ro.

Anh chia sẻ: “Trong quá trình trồng tôi thấy việc trồng cây hồ tiêu xen canh cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhờ bộ rễ cây cà phê mạnh nó bao trùm bộ rễ tiêu, giúp giữ được độ ẩm, về mùa mưa rút nước nhanh. Đồng thời hạn chế được các bệnh chết nhanh và vàng lá ở cây hồ tiêu”.

Nhờ mạnh dạn đầu tư, dám mạo hiểm trồng xen canh cây hồ tiêu và cà phê, trong những năm qua anh đã mạnh dạn làm đơn vay vốn để phát triển mô hình xen canh. Năm 2014 được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương anh làm đơn vay vốn từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Gia Lai với số tiền 200 triệu đồng để tiếp tục trồng hồ tiêu xen canh trong vườn cà phê.

 

Nông dân Lê Lộc người thành công cho việc xen canh cây hồ tiêu vào vườn cà phê. Ảnh: Huy Hoàng
Nông dân Lê Lộc người thành công cho việc xen canh cây hồ tiêu vào vườn cà phê. Ảnh: Huy Hoàng

Hiện nay, với diện tích 7.800 m2 trồng ban đầu hơn 600 gốc cây cà phê và hơn 1.000 gốc cây hồ tiêu, mỗi năm sản lượng cà phê cho đến hơn 5 tấn, tính ra giá thị trường 40.000 đồng/kg cũng cho thu nhập hơn 200 triệu đồng. Riêng cây hồ tiêu cho sản lượng hơn 1,3 tấn, tính giá thị trường cũng cho thu nhập hơn 250 triệu đồng.
 

Việc mạnh dạn đầu tư trồng xen canh cây hồ tiêu vào vườn cây cà phê trong những năm qua đã mang lại thu nhập cao, con cái có điều kiện được cắp sách đến trường, mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt trong gia đình. Có thể nói mô hình trồng cây hồ tiêu vào vườn cây cà phê là một ý tưởng hay thông qua mô hình này trong những năm qua có rất nhiều hộ nông dân xã nhà lựa chọn trồng thử nghiệm và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao.

Huy Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Gia Lai từng bước thực hiện xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

(GLO)- Lần đầu tiên chủ trương xã hội hóa nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) được thực hiện ở Gia Lai. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN trên địa bàn, từ đó đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp của địa phương.

Người dân đến làm thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công của UBND TP. Pleiku. Ảnh Hà Duy

Công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

(GLO)- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai Trương Hải Long vừa ký ban hành Quyết định số 164/QĐ-UBND công bố danh mục 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.
“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp phát triển

(GLO)- Hàng loạt hoạt động hỗ trợ được tỉnh Gia Lai triển khai thời gian qua đã tiếp thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Đi kèm với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cũng như hoạt động trở lại ngày càng nhiều.
Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.