Khu đền tháp Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi núi. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1999.
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú (Duy Xuyên, Quảng Nam), cách Đà Nẵng khoảng 70 km.
Khu đền tháp nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, xung quanh là đồi, núi; trong mạch núi cao khoảng 100 m đến 400 m từ Đông Trường Sơn qua Mỹ Sơn đến kinh đô Trà Kiệu.
Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chăm Pa. Mỗi vị vua sau khi lên ngôi đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ.
Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào những năm 700, vua Sambhuvarman xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay.
Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần.
Vào năm 1885, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một toán lính Pháp. Năm 1898 - 1899, hai nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến đây nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm.
Những năm 1903 - 1904, những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn được L.Finot công bố.
Những đền chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva - đấng bảo hộ của các dòng vua Chăm Pa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara - người sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần - vua và tổ tiên hoàng tộc.
Kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc tinh xảo còn in dấu đậm nét tại Mỹ Sơn.
Đền tháp ở Mỹ Sơn được chia thành nhiều cụm, xây dựng theo cùng một nguyên tắc. Kết cấu mỗi cụm gồm có một ngôi đền thờ chính (Kalan), bao quanh bằng những ngôi tháp nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho núi Meru - trung tâm vũ trụ, là nơi hội tụ của thần linh và thờ thần Siva.
Hiện tại thánh địa Mỹ Sơn thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.
Vùng cao Quảng Nam có rất nhiều thứ đặc biệt nhưng có lẽ điểm đặc biệt nhất thu hút bất kỳ ai “vô tình“ đến đây đó là khung cảnh không khác gì Tây Bắc.
Thót tim trước những thánh điện, ngôi nhà nằm cheo leo trên vách núi, tưởng chừng như sắp rơi. Một trong số những ngôi nhà này phải dùng đến máy bay hoặc tuyệt kỹ leo núi mới có thể đặt chân đến được.
Từ ngọn núi hùng vĩ, dòng sông băng lấp lánh đến vùng nông thôn hiền hòa, vẻ đẹp của những công viên quốc gia ở châu Âu vô cùng đa dạng, đủ làm mê mẩn bất kỳ du khách nào ghé thăm.
Ngay khi tiếp cận được bông sen thơm ngát, trái với suy nghĩ của mọi người rằng cá chép sẽ từ tốn thưởng hoa, con cá này mạnh mẽ nhao đến, cắn thẳng vào từng cánh hoa thơm ngát, cố gắng giật đứt, nuốt vào mồm.
Hình ảnh phong cảnh Việt Nam nhìn từ trên cao do nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung thực hiện thường xuyên được đăng trên tạp chí ảnh National Geographic (Mỹ) và lọt top các bức ảnh đẹp nhất.
Đối với nhiều người, hoa chỉ là hoa, nhưng đối với Raku Inoue, nghệ sĩ sáng tạo đến từ Canada thì lại khác. Anh đã tạo ra những tuyệt tác sống động từ những cánh hoa, lấy cảm hứng từ động vật khiến ai cũng phải ngỡ ngàng.
Đỉnh đèo Khau Phạ có mưa phùn, sương mù nhưng nhiều cánh dù của các VĐV nhiều kinh nghiệm vẫn có thể đưa du khách lên độ cao hàng trăm mét để bay lượn ngắm cảnh.
Dưới ánh nắng mùa thu, Hà Nội khoác lên mình chiếc áo màu vàng óng. Vệt nắng cuối ngày tô điểm cho bức tranh thủ đô nghìn năm văn hiến trở nên lãng mạn hơn bao giờ hết.
Công viên đèn lồng lớn nhất Việt Nam sở hữu 5.000 chiếc đèn lồng “khủng“ do Haitian Lanterns - nhà sản xuất đèn lồng hàng đầu thế giới, đối tác của Disneyland thiết kế.
Hơn 20 bức tranh với nội dung gắn với văn hóa lịch sử thôn Chử Xá (Gia Lâm, Hà Nội) được vẽ lên những bức tường đã tạo nên một diện mạo mới và hấp dẫn cho một làng quê Bắc Bộ. Nơi đây hứa hẹn sẽ là điểm đến mới cho nhiều du khách trong và ngoài nước.
Không chỉ nổi tiếng với những con đường trải đầy hoa anh đào, Nhật Bản còn được nhiều khách du lịch chú ý bởi hệ thống đền chùa cổ kính nhưng không kém phần thơ mộng.
Tới Lạng Sơn, bạn có thể ngỡ ngàng khi bắt gặp cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn, tựa xứ sở sương mù Đà Lạt (Lâm Đồng) thứ 2 nơi vùng núi biên ải phía bắc.
Làng Ông Hảo (làng Hảo) thuộc xã Liêu Xá (Yên Mỹ, Hưng Yên) có nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống hàng trăm năm tuổi như đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ,... mang đậm bản sắc dân tộc.
Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với một loại nếp có hạt to tròn, trắng trong.