Tác dụng trị bệnh của hoa lài

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Rễ lài nghiền với nước để uống chữa được bệnh mất ngủ.
 

Hoa lài còn gọi là hoa nhài. Ảnh: mjnjoongie.
Hoa lài còn gọi là hoa nhài. Ảnh: mjnjoongie.


Theo tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam, hoa lài còn gọi là nhài. Tên khoa học là Jasminum sambac (L.) Ait, thuộc họ nhài Oleaceae.

Nhài là dạng cây nhỡ, nửa bò. Cành non mảnh, có lông mềm trải ra. Lá hình trái xoan - bầu dục, bóng ở cả 2 mặt, dài 30 đến 70 mm, rộng 20 đến 35 mm, có lông ở mặt dưới, cong ở mép, gân con thành mạng lưới. Cụm hoa ở ngọn, màu trắng, thơm ngát. Đài có lông, ống hình chuông, 10 thùy hình dải. Nhị hình trái xoan, mũi ngọn, ngắn và tù. Bầu cụt. Quả gồm từ một đến 2 lá noãn, hình cầu, đường kính 6 mm, màu đen, bao bọc bởi đài.

Loài thực vật này ưa sáng, ra hoa từ tháng 5 đến 7, có quả tháng 7 đến 9. Đông y dùng hoa, lá và rễ làm thuốc. Thu hái hoa vào mùa hè thu khi mới nở, dùng tươi hay sấy khô. Lá thu hái quanh năm. Rễ thu hoạch tốt nhất vào mùa thu đông, đào về rửa sạch, thái phiến rồi phơi hay sấy khô.

Hoa và lá nhài có vị cay, ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, lợi thấp. Rễ vị cay, ngọt, tính mắt, có độc, tác dụng trấn thống.

Hoa và lá nhài dùng để trị ngoại cảm, phát nhiệt, bụng đầy, tiêu chảy, Hoa nấu nước rửa trị bệnh mắt đỏ sưng đau. Rễ trị mất ngủ, đòn ngã tổn thương. Liều dùng: Rễ, hoa, lá từ 3 đến 6 g. Dùng ngoài tùy lượng phù hợp.

Tiến sĩ Chi giới thiệu một số bài thuốc hay từ cây hoa nhài như sau:

Ngoại cảm phát sốt

Hoa nhài 6 g, chè xanh 10 g, thảo quả 3g. Tất cả đem sắc uống.

Đau mắt

Hoa nhài 6 g, đun sôi lấy nước uống và xông

Hoai nhài 6 g, kim ngân hoa và hoa cúc trắng mỗi vị 9 g. Tất cả đem đun sôi với nước để uống và xông.

Lá nhài giã vắt lấy nước, trộn cùng lòng trắng trứng gà để đắp lên mắt.

Mất ngủ

Dùng từ 1 đến 1,5 g rễ nhài nghiền trong nước để uống.

Rôm sảy

Lá nhài vò vào nước để tắm, có thể kết hợp cùng lá ngải cứu.

Đau bụng tiêu chảy

Hoa nhài tươi 6 g (hoặc 3 g hoa khô), hậu phác 6 g, mộc hương 9 g, sơn tra 30 g. Tất cả đem sắc nước uống.

Gãy xương, đau nhức

Rễ nhài, rễ sồi, tất cả bóc lấy vỏ rửa sạch, dùng kèm với lá cà độc dược, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, chế với giấm xào nóng, bó rịt vào chỗ đau.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.