Rau rẻ như cho

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán đến nay, hàng trăm nông dân trồng rau ở huyện Đak Pơ đang phải đối mặt với tình trạng rau, quả các loại rớt giá thê thảm, nhiều nơi rau bán tại vườn rẻ như cho.

Thời điểm trước Tết, giá rau đã bắt đầu rớt giá thê thảm, những tưởng sau Tết sẽ tăng lên khi nhu cầu tăng trở lại. Thế nhưng những ngày qua, giá rau ngoài thị trường vẫn không có dấu hiệu tăng mà còn giảm khá mạnh, nông dân bán cho thương lái mua tại vườn rẻ như cho. Ghi nhận tại một số vùng trồng rau thuộc 2 xã Tân An và Cư An, đây là 2 vựa rau lớn nhất của huyện Đak Pơ như bắp sú giá chỉ 500 đồng-700 đồng/kg; xà lách dao động khoảng 1.000 đồng/kg; rau cải cúc, ngò thậm chí chỉ còn khoảng 300 đồng/bó; hành từ 700 đồng đến 1.000 đồng/kg…

 

  Nông dân thu hoạch rau vớt vát lại chút vốn. Ảnh: Lê Nam
Nông dân thu hoạch rau vớt vát lại chút vốn. Ảnh: Lê Nam

Gặp vợ chồng bà Nguyễn Thị Hảo và ông Nguyễn Ngọc Linh, thôn Tân Sơn, xã Tân An khi hai ông bà đang nhổ từng bụi hành trong vườn nhà để bán cho thương lái. Nhìn đám hành lên xanh tốt là vậy, nhưng khuôn mặt họ đều buồn rầu, không khí thu hoạch cũng chùng xuống theo tâm trạng của người trồng rau. Bởi vì với 9 sào đất, gia đình bà đầu tư trồng hành và bắp cải, giờ với giá rau như vậy, thu lại được tiền giống còn khó nói gì đến tiền phân, tiền thuốc, rồi còn tiền công. Bà Nguyễn Thị Hảo buồn rầu cho hay: “1 cân được có 1 ngàn đồng thôi, đại lý nó “ăn” có 1.000 đồng/kg à. Vụ rau này là lỗ chắc trăm phần trăm rồi. Hồi mình mua hành giống đã 5 ngàn đồng/kg, còn bây giờ là 1 ngàn đồng. Mà 1 ngàn đồng là mình bán thẳng đấy, chứ mình mà bán qua cò nữa thì còn lại có 800 đồng thôi. Ở đây nhiều người họ còn phá đi, cày lại đất chứ bây giờ thu hoạch cũng không đủ tiền công. Tôi ví dụ như rau ngò giờ có 300 đồng/bó, mà công họ nhổ một buổi chiều được khoảng 200 bó, trong khi đó thuê công hết 100 ngàn đồng/ngày, vậy lời ở đâu”.

Với mức giá như hiện nay, theo tính toán của nông dân hầu như người trồng không có lãi, vì mức đầu tư cho mỗi sào rau lên tới 1,3-1,4 triệu đồng, không kể công lao động. Đến xã Tân An, Cư An của huyện Đak Pơ những ngày này, nông dân không buồn ra đồng thu hoạch, thương lái cũng chẳng muốn thu mua. Tuy vụ rau năm nay thời tiết thuận lợi nên rau đạt năng suất cao, nhưng ngược lại nông dân lại trắng tay bởi giá rau rớt thê thảm. Nhiều hộ trồng rau đã phải cày ngang phá bỏ để canh tác vụ mới. Bà Vũ Thị Đỏ, một hộ trồng rau ở thôn Tân Sơn chia sẻ: “Năm ngoái rau có giá hơn, nên bà con cũng phấn khởi. Song năm nay nói chung nhiều nhà cũng không muốn làm nữa rồi. Làm rau mà mình chôn vốn, mình bỏ tiền ra đầu tư nhưng không thu lại được. Bây giờ có nhiều nhà họ bỏ đất trống”.

Trong một thời gian ngắn, nông dân trồng rau ở Đak Pơ đã thất thu lớn vì cuối năm bị ngập lụt, mưa liên tục khiến cây rau không phát triển được. Để vớt vát trong vụ rau Đông Xuân, nông dân ở đây đã tập trung đầu tư cho vụ rau Tết. Thế nhưng, thiên nhiên ưu đãi rau được mùa nhưng cung vượt cầu nên bài toán được mùa mất giá đã lặp lại với chính bà con nông dân nơi đây.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh buổi giám sát tại huyện Kbang. Ảnh Hà Duy

Giám sát đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025 tại huyện Kbang

(GLO)- Ngày 15-5, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Đình Phương làm trưởng đoàn đã làm việc với Thường trực HĐND và UBND huyện Kbang về “Việc ban hành nghị quyết của HĐND cấp huyện về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm giai đoạn 2021-2025”.
Công ty Điện lực Gia Lai hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Ảnh: H.D

Gia Lai: Nắng nóng, điện tiêu thụ bình quân ngày tăng 31,2%

(GLO)- Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện Gia Lai (Công ty Điện lực Gia Lai), từ đầu tháng 4-2024 đến nay, công suất cực đại của phụ tải đạt 321 MW và sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày trên địa bàn tỉnh đạt 655,54 triệu kWh, tăng hơn 31,38% so với cùng kỳ 2023.
Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

Người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp

(GLO)- Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp trong tỉnh Gia Lai vẫn luôn quan tâm chăm lo đời sống người lao động. Ở chiều ngược lại, người lao động luôn sẵn sàng đồng hành với doanh nghiệp để cùng nhau phát triển.