Quảng Ngãi: Quy hoạch 60ha ruộng hoang thành bến du thuyền

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 1-7, liên quan đến việc 60ha ruộng bị thiếu nước và nhiễm mặn tại xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi), UBND huyện Bình Sơn đã có giải pháp, chủ trương quy hoạch xây dựng sử dụng diện tích đất trên.
 


Về việc hơn 60ha diện tích ruộng cánh đồng Tân Đức và Tam Ván (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị thiếu nước, nhiễm mặn, người dân 3 thôn Châu Thuận Nông, Phú Quý, Tân Đức không sản xuất được.

Theo UBND huyện Bình Sơn, cánh đồng Tân Đức và Tam Ván được quy hoạch là đất lúa, trước đây khi chưa có hệ thống kênh Thạch Nham, xứ đồng này tưới nước bằng hệ thống kênh chìm, đồng thời chưa phát triển diện tích nuôi tôm dọc sông Châu Me Đông thì người dân gieo sạ lúa 2 vụ/năm, nhưng gần 30 năm trở lại đây, người dân chỉ gieo sạ được vụ Đông Xuân với diện tích 30ha, còn vụ Hè Thu thì không gieo sạ được.

Cánh đồng Tân Đức và Tam Ván tiếp giáp vùng đất nuôi trồng thủy sản nên việc xâm nhập mặn dẫn đến đất sản xuất không gieo sạ được.

 

 Cánh đồng bỏ hoang vì bị nhiễm mặn, thiếu nước. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Cánh đồng bỏ hoang vì bị nhiễm mặn, thiếu nước. Ảnh: Nguyễn Trang


Xã Bình Châu đã thực hiện đầu tư kiên cố hóa, nạo vét các tuyến kênh mương để đưa nước về cho người dân gieo sạ nhưng không hiệu quả do Bình Châu là xã cuối kênh B10, 12, lượng nước Thạch Nham về yếu và thiếu chỉ đủ phục vụ tưới cho các cánh đồng ở đầu xã, nước không có tưới và thau chua, rửa mặn để phục vụ sản xuất.

Trong những năm qua, các cơ quan chuyên môn đã nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở xứ đồng này nhưng chưa có mô hình hiệu quả vì đất nhiễm mặn, nguồn nước bị ô nhiễm.

 

Ruộng bỏ hoang, người dân chăn thả trâu bò. Ảnh: NGUYỄN TRANG
Ruộng bỏ hoang, người dân chăn thả trâu bò. Ảnh: Nguyễn Trang



Hiện nay, nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Bình Châu nhiệm kỳ 2020-2025 đã chuyển đổi toàn bộ diện tích xứ đồng trên sang đất phi nông nghiệp để đề nghị kêu gọi đầu tư. Theo quy hoạch sử dụng đất của xã thì toàn bộ diện tích đồng Tân Đức và một phần diện tích đồng Tam Ván được đưa vào quy hoạch là đất ở với diện tích 20ha, còn lại giữ nguyên hiện trạng.

Trong đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy có ý kiến thông qua, HĐND tỉnh đã thông qua tại Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 13-4-2022 và UBND tỉnh đang trình Bộ Xây dựng xem xét thẩm định tại Tờ trình số 69/TTr-UBND ngày 1-6-2022 thì vị trí trên nằm trong quy hoạch bến du thuyền.

Trong thời gian tới, UBND huyện Bình Sơn sẽ tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền sớm phê duyệt và thực hiện điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Trong khi chờ phê duyệt, huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, xây dựng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng xứ đồng này để phát huy hiệu quả của đất, tăng thu nhập cho người dân.

Theo NGUYỄN TRANG (SGGPO)

 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.
Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.