Ứng phó bão số 2 và mưa lũ: Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 2 và hoàn lưu bão; bố trí sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê, kịp thời xử lý các sự cố đê điều, đảm bảo an toàn cho các tuyến đê.
Tỉnh Nam Định đầu tư gia cố xây dựng kè mái đê sông Tả Đáy, huyện Ý Yên. (Ảnh: Công Luật/TTXVN)

Tỉnh Nam Định đầu tư gia cố xây dựng kè mái đê sông Tả Đáy, huyện Ý Yên. (Ảnh: Công Luật/TTXVN)

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 7 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Dự báo trong những ngày tới bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, hoàn lưu bão có thể gây mưa lớn kéo dài.

Trong khi hiện nay, mực nước lũ một số sông khu vực Bắc Bộ (sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Đào, sông Trà Lý, sông Lạch Tray,…) lên mức báo động 1-báo động 2, đặc biệt một số tỉnh, thành phố khu vực hạ du sông Hồng, sông Thái Bình do ảnh hưởng của thủy triều, mực nước sông lên mức báo động 3 (sông Đào tại trạm Trực Phương, Nam Định lúc 19 giờ ngày 21/7 là 2,64m, trên báo động 3 là 0,04m).

Để đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố báo cáo Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát và triển khai trên thực tế các phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu trên các tuyến đê, các vị trí đã bị xảy ra sự cố nhưng chưa được xử lý, khắc phục và các công trình đê điều đang thi công dở dang, đặc biệt là các cống qua đê để chủ động triển khai ngay các biện pháp đảm bảo an toàn, nhất là trong tình huống bão đổ bộ và mưa lớn kéo dài gây lũ trên hệ thống sông; tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa mưa lũ theo đúng quy định của Luật Đê điều và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009 để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra ngay từ giờ đầu.

Các địa phương bố trí sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê, kịp thời xử lý các sự cố đê điều ngay từ giờ đầu, đảm bảo an toàn cho các tuyến đê, đồng thời theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, tình hình hệ thống đê điều, báo cáo kịp thời các sự cố đê điều về Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai để phối hợp chỉ đạo.

Có thể bạn quan tâm

Bão Trà Mi gây mưa lớn hơn bão YAGI

Bão Trà Mi gây mưa lớn hơn bão YAGI

Tính đến sáng nay (29/10), lượng mưa do bão Trà Mi gây ra ở một số nơi tại Quảng Bình - Quảng Trị lên tới 700-900mm, riêng hồ Sông Thai (Quảng Bình) trên 1000mm, cao hơn nhiều so với lượng mưa do bão YAGI gây ra tại Hà Giang, Yên Bái và Hoà Bình.