Ia Dơk huy động nhiều nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, xã Ia Dơk (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã huy động nhiều nguồn lực, đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động người dân chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM).

Ông Rơ Mah Nam-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dơk-cho biết: Xã có diện tích đất tự nhiên hơn 5.000 ha, dân số hơn 8.500 người sinh sống tại 11 thôn, làng, trong đó có 7 làng đồng bào dân tộc thiểu số.

Sau nhiều năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã đạt 8 tiêu chí với 38/57 nội dung theo hướng dẫn đánh giá Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025. Hiện toàn xã có khoảng 80% đường thôn, làng và đường liên thôn được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện; khoảng 51% đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, không lầy lội vào mùa mưa.

Năm 2023, xã Ia Dơk (huyện Đức Cơ) đã xây dựng 6 ngôi nhà cho 6 hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Ảnh: H.D

Năm 2023, xã Ia Dơk (huyện Đức Cơ) đã xây dựng 6 ngôi nhà cho 6 hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Ảnh: H.D

Trong 8 tiêu chí mà xã đã đạt được, tiêu chí số 4 về điện là một trong những tiêu chí đạt chuẩn sớm nhất khi có sự chung tay của Điện lực Đức Cơ. Ông Tăng Văn Dũng-Giám đốc Điện lực Đức Cơ-cho hay: “Trước kia, hệ thống lưới điện của xã Ia Dơk thiếu đồng bộ, chắp vá, đường dây mắc khá tạm bợ, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn. Do đó, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp lưới điện theo từng năm. Hiện nay, lưới điện của xã đã đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn, liên tục phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân”.

Anh Rơ Mah Ngol (làng Dơk Ngol) chia sẻ: “Gia đình tôi có 3 ha đất, nhưng trước đây phần lớn là bỏ không vì không có nước tưới. Từ khi có nguồn điện ổn định, tôi kéo dây, lắp máy tưới nước và vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để trồng cà phê. Nhờ có nguồn thu từ 3 ha cà phê, cuộc sống của gia đình ngày càng ổn định”.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã, việc đảm bảo tiêu chí số 4 về điện là rất quan trọng, vì đây là tiền đề để hoàn thành các tiêu chí còn lại. Hệ thống điện ổn định đã góp phần giúp người dân thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi quy mô và tập quán canh tác, nuôi trồng, nâng cao thu nhập. Cũng nhờ có điện mà các phương tiện nghe nhìn ngày càng phổ biến, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, nâng cao dân trí.

Bên cạnh đó, xã còn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân trong độ tuổi lao động tích cực tham gia các phiên giao dịch việc làm do UBND huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức; đồng thời, phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện mở 2 lớp sơ cấp nghề sửa chữa, bảo dưỡng động cơ diezen và lắp đặt, sửa chữa điện nội thất cho 40 học viên tại làng Dơk Lăh và làng Ghè.

Triển khai Tiểu dự án 3 của Dự án 3 trong Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (dự án hỗ trợ chăn nuôi, trồng trọt năm 2023), xã cũng được Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) hỗ trợ 20 con bò sinh sản giúp người dân có thêm sinh kế, tạo động lực vươn lên thoát nghèo. Cũng từ nguồn vốn của Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, xã đã rà soát, hỗ trợ 6 hộ nghèo có nhà ở mới khang trang.

Ông Kpuih Ố (làng Ghè, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) chăm sóc đàn bò để phát triển kinh tế gia đình. Ảnh Hà Duy

Ông Kpuih Ố (làng Ghè, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ) chăm sóc đàn bò để phát triển kinh tế gia đình. Ảnh Hà Duy

Không chỉ dựa vào hỗ trợ của Nhà nước mà bản thân người dân của xã cũng ý thức vươn lên. Ông Kpuih Ố (làng Ghè) từ lâu đã được người dân xem là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình. Từ 1 ha đất bố mẹ cho, ông đã khai hoang thêm khoảng 9 ha, sau đó mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để trồng cà phê, điều và hồ tiêu. Sau khi chia đất cho các con, vợ chồng ông còn 4 ha điều, 1.800 cây cà phê, 250 trụ hồ tiêu, 5 sào lúa 2 vụ và 14 con bò. Mỗi năm, trừ chi phí, thu nhập của gia đình ông vào khoảng 200 triệu đồng.

Trao đổi với P.V, Phó Chủ tịch UBND xã Rơ Mah Nam cho biết thêm: Trong quá trình triển khai thực hiện, xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tiêu chí, từ đó tập trung nguồn lực vào các tiêu chí có liên quan đến phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đầu tư hệ thống giao thông và cơ sở vật chất. Năm 2023, xã phấn đấu đạt 10 tiêu chí trong xây dựng NTM.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đầu tư, củng cố và duy trì các tiêu chí đã đạt được, phấn đấu hoàn thành thêm 5 nội dung thành phần trở lên theo Bộ tiêu chí mới; đồng thời, xây dựng duy trì nâng cao các tiêu chí theo Bộ tiêu chí mới tại làng Ia Mang và thôn Đoàn Kết. Bên cạnh đó, xã tiếp tục nâng cao hiệu quả các phong trào, cuộc vận động như “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng khu dân cư tiêu biểu, khu dân cư kiểu mẫu gắn với xây dựng NTM nâng cao, duy trì giữ vững 100% thôn văn hóa, cơ quan văn hóa, có trên 81% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”-ông Rơ Mah Nam nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.