Phát huy giá trị di tích Rộc Tưng-Gò Đá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đầu tháng 11-2020, di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp quốc gia. Tự hào về vùng đất giàu trầm tích lịch sử-văn hóa, chính quyền và các tầng lớp nhân dân An Khê đang ra sức gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích này.
Mỗi năm, Di tích thời đại Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá đón hàng ngàn lượt khách, nhà khoa học đến tham quan, nghiên cứu. . Ảnh: Ngọc Minh
Mỗi năm, Di tích thời đại Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá đón hàng ngàn lượt khách, nhà khoa học đến tham quan, nghiên cứu. Ảnh: Ngọc Minh
Cách đây 7 năm, khi các nhà khảo cổ phát hiện dấu tích của người tối cổ tại khu đất sản xuất của gia đình ông Nguyễn Văn Đẳng (tổ 6, phường An Bình) ở Gò Đá, ông đã hiến tặng 500 m2 đất để phục vụ công tác khai quật, nghiên cứu. Ông Đẳng vui vẻ nói: “Tôi rất tự hào khi Rộc Tưng-Gò Đá trở thành di tích quốc gia. Tôi mong thị xã sớm làm hàng rào, làm đường đi vào khu di tích để việc bảo tồn, tham quan, nghiên cứu được thuận lợi hơn”.
Còn ông Phạm Ngọc Anh (thôn An Xuân 1, xã Xuân An) thì cho rằng, mình có duyên và may mắn bởi di tích Rộc Tưng 1, Rộc Tưng 4 được xác định có nhiều hiện vật đặc trưng nhất của cụm di tích lại nằm trong khu vực đất sản xuất của gia đình. Nhận thấy tầm quan trọng của di tích, ông đã hiến 1.800 m2 đất để UBND thị xã xây dựng nhà bảo tồn ngoài trời nhằm bảo vệ tại chỗ hố khai quật, đồng thời, làm điểm tham quan, nghiên cứu, học tập, giới thiệu cho du khách.
Ông Phạm Ngọc Anh hồ hởi chia sẻ: “Hàng năm, nhiều người đến tham quan, nghiên cứu. Tôi thấy rất vui và tự hào vì đã góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của địa phương”.
Ông Hồ Hữu Mạnh-Chủ tịch UBND xã Xuân An-cho hay: “Trên địa bàn xã có 12 điểm di tích, từ Rộc Tưng 1 đến Rộc Tưng 12. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của các di tích, xã đã vận động người dân tham gia bảo vệ di tích; phối hợp với các ngành chức năng làm tốt công tác cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ. Đặc biệt, xã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân trong quá trình sản xuất cần chú trọng bảo vệ địa tầng nhằm hạn chế sự xâm hại đến tầng văn hóa nằm trong lòng đất”.
Thị xã An Khê đã xây dựng nhà bảo tồn ngoài trời, nhằm bảo vệ tại chỗ hố khai quật. Đồng thời, làm điểm tham quan, nghiên cứu, học tập, giới thiệu cho du khách. Ảnh: Ngọc Minh
Thị xã An Khê đã xây dựng nhà bảo tồn ngoài trời nhằm bảo vệ tại chỗ hố khai quật, đồng thời làm điểm tham quan, nghiên cứu, học tập, giới thiệu cho du khách. Ảnh: Ngọc Minh
Trao đổi với P.V, bà Trần Thị Kim Dung-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê-cho biết: Việc di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá được công nhận là di tích cấp quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao của thị xã trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Năm 2020, di tích Rộc Tưng-Gò Đá đón khoảng 1.000 lượt khách, nhà khoa học đến tham quan, nghiên cứu.
“Thời gian tới, thị xã tiếp tục phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch khoanh vùng bảo vệ các điểm di tích và xây dựng, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích khảo cổ thời đại Đá cũ Rộc Tưng-Gò Đá là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Cùng với đó, thị xã tuyên truyền để người dân nhận thức sâu sắc ý nghĩa to lớn của di tích cũng như việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó, địa phương tiếp tục kêu gọi các nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư cùng chung tay bảo vệ, đầu tư khai thác và hưởng lợi từ giá trị di sản.
Thị xã cũng ưu tiên các nguồn lực để tôn tạo, chống xuống cấp các di tích; đồng thời, quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, kết hợp mô hình du lịch sinh thái-lịch sử-văn hóa hướng đến mục tiêu phục vụ phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương”-Phó Chủ tịch UBND thị xã An Khê thông tin.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.