Tưng bừng Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 14-11, tại làng Dăng (xã Ia O), UBND huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã khai mạc Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ II và Liên hoan văn hóa cồng chiêng năm 2020. 

Ông Lê Ngọc Quý-Chủ tịch UBND huyện Ia Grai đánh trống khai mạc. Ảnh: Đức Thụy
Ông Lê Ngọc Quý-Chủ tịch UBND huyện Ia Grai đánh trống khai mạc Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô và Liên hoan văn hóa cồng chiêng. Ảnh: Đức Thụy
Ban tổ chức tặng hòa cho các đội tham gia Hội đua thuyền độc mộc và Liên hoan cồng chiêng. Ảnh: Đức Thụy
Ban tổ chức tặng hoa cho các đội tham gia Hội đua thuyền và Liên hoan văn hóa cồng chiêng. Ảnh: Đức Thụy

Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, các cơ quan, đơn vị của tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện Ia Grai; đại diện lãnh đạo TP. Pleiku, huyện Chư Păh, Đức Cơ, Chư Prông và huyện Ia Hdrai (tỉnh Kon Tum) cùng đông đảo du khách trong tỉnh.

Các lượt đua gay cấn, sôi nổi thu hút sự cổ vũ náo nhiệt của khán giả. Ảnh: Phương Linh
Nội dung đua thuyền độc mộc diễn ra rất sôi nổi, kịch tính. Ảnh: Phương Linh
Hàng ngàn du khách đến tham quan, cổ vũ hội đua thuyền. Ảnh: Phương Linh
Hàng ngàn du khách đến tham quan, cổ vũ hội đua thuyền. Ảnh: Phương Linh


Chương trình sẽ diễn ra trong 2 ngày 14 và 15-11. Ở nội dung đua thuyền độc mộc có 16 đội thuyền với 32 vận động viên đến từ các ngôi làng trên địa bàn huyện Ia Grai tham gia. Các đội được chia thành 2 bảng và tham gia tranh tài ở cự li 1.500 m đôi nam. Liên hoan cồng chiêng cũng thu hút gần 600 nghệ nhân của 13 đội tham gia dự thi tại ngày hội. Đến đây, du khách còn được tham quan gian hàng nhạc cụ dân tộc, các sản phẩm đan lát truyền thống, mỹ nghệ và mua sắm các mặt hàng nông sản địa phương tại 25 gian hàng trưng bày tại ngày hội như: trái cây, gạo, tinh dầu, mật ong…

 Các tiết mục biểu diễn cồng chiêng hấp dẫn du khách. Ảnh: Phương Linh
Các tiết mục biểu diễn cồng chiêng thu hút đông đảo du khách theo dõi. Ảnh: Phương Linh
 Nghệ nhân say trong từng điệu múa của bài cồng chiêng. Ảnh: Phương Linh
Một tiết mục biểu diễn tại Liên hoan văn hóa cồng chiêng. Ảnh: Phương Linh

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Ngọc Quý-Chủ tịch UBND huyện Ia Grai-nhấn mạnh: Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô và Liên hoan văn hoá cồng chiêng năm 2020 kết hợp phiên chợ nông sản được huyện tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh, giới thiệu những địa danh du lịch trên địa bàn như: làng chài, thác Mơ, bến đò A Sanh, khu di tích lịch sử cấp tỉnh Chiến thắng Chư Nghé. Đây cũng là dịp để huyện Ia Grai thu hút du khách gần xa khám phá nét đẹp thiên nhiên, con người, văn hóa địa phương, từ đó kích cầu, phát huy tiềm năng du lịch của huyện.

 Các cô gái Bahnar tham quan các gian hàng trưng bày các sản phẩm Tây Nguyên. Ảnh: Đức Thụy
Gian hàng trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thu hút sự quan tâm của nhiều người. Ảnh: Đức Thụy


PHƯƠNG LINH

Có thể bạn quan tâm

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.