Nâng cao hiệu quả chương trình nước sạch nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra chỉ tiêu: Đến năm 2025, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%. Để đạt được mục tiêu này, các ngành và địa phương trong tỉnh đang đề ra nhiều giải pháp để thực hiện.

Những kết quả bước đầu

Thời gian qua, tỉnh đã huy động nhiều nguồn kinh phí khác nhau để xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Nhờ đó, đến nay, toàn tỉnh có 276 công trình cấp nước tập trung (156 công trình cấp nước tự chảy, 120 công trình cấp nước bơm dẫn) và trên 186.000 giếng đào, giếng khoan hộ gia đình. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97% (tăng 8,04% so với năm 2015).

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh kiểm tra nước sạch nông thôn ở xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa). Ảnh: Lê Nam
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh kiểm tra công trình nước sạch nông thôn ở xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa). Ảnh: Lê Nam


Huyện Chư Prông hiện có 24.704/26.069 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ gần 95%. Ông Nguyễn Văn Luyến-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho hay: Toàn huyện có 22 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và 23.857 công trình cấp nước nhỏ lẻ. Để duy trì nước sinh hoạt cho người dân, những năm gần đây, huyện đã đầu tư hơn 3,4 tỷ đồng để bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp 12 công trình cấp nước tập trung và 6 giọt nước. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương vận hành, bảo quản công trình; vận động người dân sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh.

Cũng tại địa bàn huyện Chư Prông, ông Bùi Văn Cường-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Tôr-thông tin: Ngoài công trình cấp nước tập trung tại làng Hle Ngol, mới đây, xã còn được đầu tư xây dựng thêm 2 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho người dân làng Ó Kly và làng Nẽh Xo. Cùng với đó, các hộ dân tự khoan giếng, đào giếng, nâng tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh lên gần 100%. Ông Siu Hong (làng Hle Ngol) bày tỏ: “Từ ngày có công trình này, gia đình tôi và 88 hộ dân trong làng không còn phải vất vả đi lấy nước giọt về sử dụng nữa. Nguồn nước này cũng đảm bảo vệ sinh nên bà con rất có ý thức, nhắc nhở nhau bảo vệ công trình”.

Tương tự, huyện Chư Pưh có 98,8% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh (trong đó có 98% hộ sử dụng nước từ công trình cấp nước nhỏ lẻ). Ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho hay: Hàng năm, huyện đều có kế hoạch duy tu, sửa chữa các công trình nước sạch nông thôn. Riêng giai đoạn 2016-2020, huyện đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để sửa chữa 3 công trình nước sinh hoạt tập trung. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân bảo quản các công trình, làm nền và thành giếng để đảm bảo công trình bền vững, giữ nguồn nước hợp vệ sinh.

Cần những giải pháp căn cơ, đồng bộ

Hiện nay, huyện Chư Prông vẫn còn một số xã như: Ia Lâu, Ia Piơr, Ia Mơr, Ia Púch có tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt thấp, nguồn nước bị nhiễm vôi. “Vì vậy, huyện sẽ tranh thủ các nguồn lực để đầu tư làm giếng khoan tại các xã này. Đồng thời, huyện sẽ kiến nghị Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh tăng cường đầu tư các công trình cấp nước thông qua nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới để nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đề xuất.

Công trình cấp nước mới được đầu tư giúp các hộ dân xã Ia Tôr (huyện Chư Prông) có nước sạch sử dụng. Ảnh: Hồng Thương
Công trình cấp nước mới được đầu tư giúp các hộ dân xã Ia Tôr (huyện Chư Prông) có nước sạch sử dụng. Ảnh: Hồng Thương


Trong khi đó, ông Bùi Trọng Thành-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện-cung cấp thông tin: Hầu hết các địa phương trong huyện đều có tình trạng nước nhiễm vôi, phèn. Do đó, nhiều người dân sử dụng nước giếng, nước khoan chưa đảm bảo vệ sinh. Sở Nông nghiệp và PTNT đang đầu tư hệ thống ống nối dẫn nước từ Nhà máy nước sạch Phú Thiện tới các xã: Ia Ake, Ayun Hạ.

Đồng thời, Phòng cũng đang xây dựng kế hoạch đấu nối nguồn nước từ công trình này cấp cho người dân ở các xã: Ia Piar, Ia Sol, Ia Peng, Chrôh Pơnan, Ia Hiao. Song song với đó, Phòng cũng tham mưu giúp UBND huyện xây dựng quy chế quản lý, phân cấp một số công trình nước sạch tập trung để các xã quản lý, thành lập các tổ, nhóm vận hành, bảo vệ công trình đạt hiệu quả.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Chúc-Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Hiện tại, tỷ lệ công trình cấp nước tập trung nông thôn hoạt động bền vững, tương đối bền vững còn thấp (150/276 công trình, chiếm 54,35%). Bên cạnh đó, do tác động của biến đổi khí hậu và rừng đầu nguồn cùng thảm thực vật bị suy giảm đã làm nhiều công trình hồ chứa thiếu hụt nguồn nước vào mùa khô, ảnh hưởng đến việc cấp nước cho các nhà máy nước. Ngoài ra, đặc điểm địa hình phức tạp, dân cư phân tán dẫn tới tình trạng đầu tư các công trình cấp nước tập trung nông thôn quy mô nhỏ, khó khăn trong vận hành, duy tu bảo dưỡng và việc xã hội hóa cấp nước nông thôn đang gặp nhiều khó khăn...

“Để đạt mục tiêu tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ 98% trở lên trong giai đoạn 2021-2025, các ngành và địa phương cần triển khai những giải pháp căn cơ, đồng bộ. Trong đó, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách để hỗ trợ duy tu, bảo dưỡng công trình hiện có; tiếp tục huy động tổng lực các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, nhất là huy động nội lực trong nhân dân và nguồn vốn tín dụng; kết hợp mở rộng mạng lưới đường ống của công trình cấp nước thị xã, thị trấn để đấu nối vào công trình cấp nước nông thôn liền kề. Riêng với các công trình bị cạn kiệt, suy giảm nguồn nước cấp, nếu có nguồn nước thay thế cần thực hiện giải pháp chuyển đổi để đảm bảo lượng nước cung cấp ổn định cho người dân sử dụng. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương coi việc duy trì bền vững công trình cấp nước tập trung nông thôn là tiêu chí để đánh giá xếp loại thôn, xã hàng năm”-ông Chúc thông tin.

LÊ NAM-HỒNG THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.