Pơ lang và nỗi nhớ thầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Một trong những bài hát về Tây Nguyên được nhiều người yêu thích là bài “Em là hoa pơ lang” của nhạc sĩ Đức Minh, từng được thể hiện qua các giọng ca vàng như: Nghệ sĩ Nhân dân Tường Vy, Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hiền, Nghệ sĩ Nhân dân Lê Dung… Và bây giờ, hẳn ai cũng rung động khi nghe những ca từ mượt mà, da diết cất lên: “…Quê hương ơi/Tây Nguyên ơi/Anh ơi em sẽ là pơ lang hoa đẹp nhất/thứ hoa buôn làng quý/Cho anh thêm đẹp lòng/hăng say giết giặc thù/lập nên bao chiến công/Tây Nguyên này bao nhiêu cô gái/đều là hoa pơ lang”.
Ảnh nguồn internet
Ảnh nguồn internet
Là người sống ở Tây Nguyên, đã bao giờ chúng ta tự hỏi: Từ bao giờ hoa pơ lang đã được ví như vẻ đẹp của người phụ nữ Tây Nguyên? Có những truyền thuyết nào về hoa pơ lang mà đến nay chúng ta còn chưa được tiếp cận? Vì sao cây pơ lang luôn được các dân tộc bản địa Bahnar và Jrai trồng ở đầu làng? Cho đến nay, người ta mới chỉ biết đến sự tích cây Pơ lang trong chuyện cổ dân gian của đồng bào Tây Nguyên. Đó là câu chuyện tình yêu của một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết nhưng không lấy được nhau. Chuyện rằng, năm ấy, vì thiên tai, lụt lội thất thường, chàng trai bèn đi hỏi ông trời và bị trời biến thành thần mưa. Thương nhớ người yêu ở hạ giới, nước mắt chàng cứ tuôn thành mưa. Trong khi đó, cô gái vẫn thủy chung chờ đợi người yêu. Biết chuyện, Trời hết sức cảm động trước mối tình si này nên đã đồng ý với ước nguyện của cô gái: biến cây nêu của làng thành cây pơ lang, biến chiếc khăn đỏ mà chàng trai tặng cô gái trước khi lên đường thành bông hoa màu đỏ 5 cánh, để họ có cơ hội nhìn thấy nhau mỗi mùa pơ lang nở…
Còn tôi, trong khi đi tìm hiểu về loài cây pơ lang (mà quê tôi thường gọi là cây gạo) đã được ông Nguyễn Văn Sỹ (Ksor Krơn)-cố Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai-kể về ý nghĩa loài cây này khi được trồng ở làng. Ông là người dân tộc Jrai, sinh ra ở vùng đất Chư Mố (nay thuộc huyện  Ia Pa, Gia Lai). Theo lời kể của ông, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nếu vì một lý do nào đó phải dời làng đến nơi ở mới thì các già làng và thầy cúng sẽ được cử đi chọn vùng đất mới, sau đó các trai làng khỏe mạnh, chưa vợ có nhiệm vụ vào núi tìm cây pơ lang trong rừng, dáng cây phải thẳng và khỏe khoắn. Cây được mang về trồng ở vị trí gần đầu con suối, nơi có thể làm giọt nước. Nếu cây sống và phát triển nghĩa là “thần linh đã đồng ý” cho lập làng để ở. Nếu cây chẳng may bị chết thì đó cũng là ý của thần linh, rằng đất ấy không lành, phải chọn nơi khác lập làng. Cứ thế truyền từ đời này qua đời khác, cây pơ lang trở thành cây linh thiêng của làng.
Còn nhớ, gần 20 năm trước, có lần tôi đến xã Ia Băng (huyện Chư Prông, Gia Lai) và gặp một cây pơ lang rất to và đẹp. Khi ấy, có người đến hỏi mua và muốn chặt hạ cây pơ lang của làng xẻ ván. Sau khi nghe già làng khẳng định chắc nịch rằng ai bán, ai mua đều bị làng phạt vạ bằng heo, gà và trâu trắng thì người hỏi mua bèn bỏ đi mất. Hỏi thì già làng giải thích: Đó là cây thiêng rồi!
Bây giờ, đi về các làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, hình như ít gặp pơ lang. Phần vì làng mới định cư, định canh, tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” mất dần; phần vì không còn du cư thì cũng không còn tục trồng pơ lang. Giờ, mỗi lần nghe lại bài hát trên loa công cộng, tôi lại mường tượng ra cảnh trẻ nhỏ trong làng sẽ hỏi người lớn hoa pơ lang là hoa gì? Có lẽ, với nhiều người, pơ lang chỉ còn trong nỗi nhớ thầm.
 Quốc Ninh

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.